Tương lai của chỉnh sửa hình ảnh, video: Liệu AI có thay thế hoàn toàn editor con người không?

Trí tuệ nhân tạo AI đang dần có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ kinh tế, tài chính cho đến xã hội, giải trí, y tế… AI hứa hẹn sẽ là công nghệ cách mạng hóa thế kỷ 21 này. Và các lĩnh vực liên quan đến sáng tạo như chỉnh sửa ảnh, video cũng không nằm ngoài phạm vi của AI. Với các phiên bản cập nhật mới của ChatGPT, hay Gemini của Google, tích hợp AI vào Photoshop, các app chỉnh ảnh AI…, liệu các thợ chỉnh ảnh, editor video có sắp “thất nghiệp” hết. Câu trả lời là không. Dù AI ngày càng tốt hơn trong video enhancer (tăng cường chất lượng video), nhưng việc thay thế hoàn toàn các editor con người trong chỉnh ảnh, chỉnh video là không thể – ít nhất là trong tương lai gần. Hãy cùng mình tìm hiểu lý do tại sao nhé!

1.webp

Nghề nghiệp chỉnh ảnh, edit video (Nguồn: Pexel)​

1. Khả năng phán đoán, tầm nhìn sáng tạo​

Một trong những yếu tố chính quyết định đến chất lượng của công việc chỉnh sửa ảnh, biên tập video đó chính là tính sáng tạo. Với những gì mà AI có thể làm được ở thời điểm hiện tại, khả năng nó có thể đạt được đến trình độ sáng tạo như editor con người vẫn còn rất xa.

unnamed.webp

Tính sáng tạo của biên tập viên chỉnh ảnh (Nguồn: Pexels)​

Các editor con người có tầm nhìn nghệ thuật độc đáo riêng mà AI sẽ còn rất lâu mới sao chép được. AI chưa thể mang kỹ năng “kể chuyện” và hiểu biết về cảm xúc của con người vào công việc. Các nhiệm vụ cơ bản, mang tính kỹ thuật lặp lại như phân loại cảnh quay, tạo bản cắt thô hay thậm chí đề xuất chỉnh sửa dựa trên các mẫu AI hiện đã có thể hỗ trợ. Nhưng để tạo ra được ý tưởng chuyển tại có cảm xúc, sáng tạo nghệ thuật khi chỉnh sửa ảnh, edit video thì AI vẫn còn lâu mới làm được.

2. Tính chủ quan, bối cảnh riêng của từng bức ảnh, video​

Yếu tố thứ hai khiến AI khó thay thế hoàn toàn được editor con người trong chỉnh sửa ảnh, video liên quan đến yếu tố chủ quan và bối cảnh. Quá trình chỉnh sửa hình ảnh IMAGE ENHANCER (tăng cường chất lượng ảnh), biên tập video thường liên quan đến việc phải hiểu được bối cảnh của bức ảnh, của cảnh quay, hiểu được đối tượng mục tiêu cũng như câu chuyện được truyền tải.

3.webp

Tự động nâng cao chất lượng ảnh với AI

Dù người dùng có thể sử dụng các lời nhắc (prompt) để huấn luyện cho AI chỉnh sửa theo ý định, nhưng so với editor chuyên nghiệp là chưa đủ. Bởi lẽ các yếu tố trên mang tính chủ quan rất cao, đòi hỏi trực giác, sự đồng cảm của con người. Nó là thứ được tích lũy qua suốt thời gian dài làm việc, trải nghiệm đúc rút kinh nghiệm mà AI rất khó để có thể sao chép chính xác được. Kể cả bạn và mình nếu không có kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh ảnh, edit video sẽ khó mà hiểu được ý định chỉnh sửa, các thao tác của editor.

3. Khả năng thích ứng, mức độ phức tạp​

Như mình đã đề cập, các thuật toán AI có thể được đào tạo, training để thực vụ khá hiệu quả các task vụ cụ thể, thiên về tính kỹ thuật. Nhưng chúng sẽ gặp khó khi phải xử lý các trường hợp phức tạp, các trường hợp không thể dự đoán trước khi chỉnh sửa ảnh, video.

Editor con người mặt khác rất giỏi trong việc thích ứng với những thay đổi. Họ có thể nhanh chóng thử nghiệm các kỹ thuật khác nhau, giải quyết các “thách thức” sáng tạo nghệ thuật đặt ra. Đây là những phẩm chất mà trí tuệ AI khó có thể sao chép trong một sớm một chiều.

4. Khả năng hợp tác và giao tiếp​

Nếu bạn tự mình chỉnh ảnh, edit video cho mục đích cá nhân thì không nói. Còn quá trình chỉnh sửa hình ảnh, biên tập video chuyên nghiệp sẽ là cả quá trình tương tác giữa đạo diễn, nhà sản xuất cũng như nhiều thành viên khác trong team.

4.webp

Teamwork là yếu tố quan trọng trong sản xuất ảnh, video (Nguồn: Pexel)​

Editor con người không chỉ cần các kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật mà còn cần có khả năng giao tiếp, teamwork hiệu quả với các thành viên khác. Quy trình làm việc hiệu quả cần tất cả các thành viên trong team có thể giao tiếp, phối hợp tốt với nhau để đạt được kết quả như mong muốn. Khả năng giao tiếp của AI đã và đang được cải thiện rất nhiều. Nhưng để teamwork hiệu quả – nhất là trong lĩnh vực đòi hỏi sáng tạo như chỉnh ảnh, video – sẽ còn cần nhiều hơn thế.

5. Những cân nhắc về vấn đề đạo đức và văn hóa​

Một trong các lo ngại lớn nhất khi ứng dụng AI vào các lĩnh vực của đời sống đó là các vấn đề liên quan đến đạo đức vào văn hóa. Làm sao để kiểm soát, tránh cho AI tạo ra các văn hóa phẩm độc hại, các hình ảnh fake phục vụ cho các mục đích xấu như lừa đảo, công kích cá nhân trên internet… Làm sao để tránh được việc “biên tập viên AI” có những thao tác chỉnh sửa thiên vị, xâm phạm quyền riêng tư, quyền cá nhân, hay hiểu sai tư tưởng, truyền thống văn hóa vốn có trong bức ảnh, video…

Editor con người sẽ được trang bị tốt hơn để giải quyết các vấn đề liên quan đến đạo đức và văn hóa đầy phức tạp này. Ví dụ, việc chỉnh sửa ảnh vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức, chính trị sẽ được kiểm soát tốt hơn đối với các editor là người thật.

Bao giờ AI có thể hoàn toàn thay thế các nhiếp ảnh gia, video editor?​

AI đang ngày càng có những bước tiến ấn tượng trong lĩnh vực chỉnh ảnh, video nói riêng và nhiều lĩnh vực khác của đời sống nói chung. Tuy nhiên, trong tương lai gần, trí tuệ nhân tạo AI khó mà thay thế được các editor con người. Cần giải quyết những vấn đề gì để AI có thể tham gia sâu hơn vào lĩnh vực chỉnh sửa ảnh, biên tập video?

5.webp

AI có thay thế hoàn toàn editor ảnh, video (Nguồn: Pexel)​

Tới thời điểm hiện tại, AI đã có thể làm được rất nhiều việc như:
  • Tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại: Trí tuệ nhân tạo AI rất giỏi trong việc tự động hóa các tác vụ mang tính kỹ thuật, tốn thời gian như cắt ghép cơ bản, hiệu chỉnh màu sắc hay giảm nhiễu.
  • Đề xuất các thao tác chỉnh sửa và hiệu ứng cơ bản: Thuật toán AI có thể tự động phân tích bố cục bức ảnh, cảnh quay cực nhanh. Từ đó nó có thể đề xuất chỉnh sửa, lựa chọn âm nhạc hoặc hiệu ứng hình ảnh dựa trên trend, phong cách được xác định trước.
  • Tạo các nội dung được cá nhân hóa cho từng người dùng: AI có thể được sử dụng để cá nhân hóa nội dung cho từng đối tượng người xem. Dựa trên lượng lớn cơ sở dữ liệu thu thập được, trí tuệ nhân tạo AI dễ dàng đề xuất rất nhiều ý tưởng, lựa chọn phù hợp cho từng người dùng cụ thể.

Những hạn chế hiện tại của AI trong chỉnh sửa ảnh, edit video:
  • Thiếu tính sáng tạo, sắc thái riêng: Trí tuệ nhân tạo AI vẫn chưa đạt đến trình độ có thể hiểu được các ý nghĩa, tác động cảm xúc, ý tưởng nghệ thuật của từng bức ảnh, từng cảnh quay như editor con người. Vậy nên, việc AI có thể tạo ra được các bức ảnh, các câu chuyện có chiều sâu tinh tế, chạm tới cảm xúc như con người là điều rất khó.
  • Cần có sự giám sát, hỗ trợ của con người: Hầu hết các công cụ chỉnh sửa ảnh, video có tích hợp AI vẫn cần có sự tham gia của con người để hướng dẫn các bước thực hiện, cũng như đưa ra quyết định cuối cùng.
  • Những cân nhắc về mặt đạo đức: Như mình đã nói, thuật toán AI có thể vi phạm các chuẩn mực đạo đức, văn hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, sự có mặt của editor con người là cần thiết để tránh những vấn đề không mong muốn này.

Tương lai của sự hợp tác giữa AI và con người​

Thay vì tìm cách để AI thay thế hoàn toàn editor con người, giải pháp hoàn hảo nhất là biến AI thành “phụ tá” tốt nhất trong chỉnh sửa ảnh, video. Hãy tưởng tượng bạn là chuyên gia chỉnh ảnh, có thể sử dụng AI để xử lý các nhiệm vụ tẻ nhạt, giải phóng thời gian để tập trung vào các quyết định sáng tạo, mang đậm chất nghệ thuật. Những điều tuyệt vời khi tận dụng tốt AI trong chỉnh sửa ảnh, biên tập video có thể kể đến như:
  • Thời gian xử lý nhanh hơn: Thuật toán AI chuyên dụng có thể xử lý các công việc đơn giản nhưng tiêu tốn thời gian. Editor khi đó sẽ có nhiều thời gian và sức lực cho các công việc cần đến sáng tạo nhiều hơn, phức tạp hơn.
  • Chỉnh sửa dễ dàng hơn: Các công cụ hỗ trợ AI có thể giúp việc chỉnh sửa ảnh, video dễ dàng hơn đối với những người không có nhiều kiến thức chuyên môn. Ví dụ rất nhiều app di động chỉnh ảnh hiện đã được tích hợp AI, cho phép người dùng làm đẹp ảnh chỉ bằng vài thao tác vuốt chạm rất đơn giản.
  • Tiềm năng sáng tạo mới: Kết hợp trực giác của con người với khả năng tự động hóa của trí tuệ nhân tạo AI, biết đâu trong tương lai sẽ có nhiều phong cách sáng tạo nghệ thuật độc đáo mới.

Kết luận​

Trí tuệ nhân tạo AI đang cách mạng hóa hoạt động chỉnh sửa ảnh, video. Nhưng nó sẽ không thay thế hoàn toàn editor con người. Thay vào đó, việc biến AI thành “trợ lý”, thành “đối tác” của biên tập viên trong quá trình chỉnh sửa ảnh, edit video chắc chắn sẽ đem lại nhiều hiệu quả vượt trội. Những ai tận dụng được sức mạnh của AI trong thời gian tới sẽ tiếp cận được nhiều cơ hội giá trị cả trong công việc và đời sống.
 
Cập nhật:
  • Thẻ Thẻ
    design
  • Bình luận mới

    DesignerVN là chuyên trang cung cấp thông tin dành cho cộng đồng Designer, nhà thiết kế Việt Nam. Thư viện font chữ, tài nguyên thiết kế đa dạng.
    Back
    Bên trên