Tìm hiểu về màu sắc và cách phối màu trong in ấn

Màu sắc ngoài cái đẹp mà nó còn ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà.

Màu sắc chính xác trong thiết kế đồ họa là rất khó để đạt được, nhưng nó cũng là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của thiết kế. Vì vậy, làm thế nào để bạn chắc chắn rằng bạn cung cấp cho khách hàng của bạn các mẫu màu sắc chính xác nhất? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về màu sắc khi in ấn.

Độ chính xác của màu sắc

Màu sắc là một trong những phần khó nhất của thiết kế để hiển thị chính xác với một khách hàng. nhận thức về màu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

Nhận thức của con người:
  • Cách mỗi người nhìn thấy màu sắc có thể khác nhau, tùy thuộc vào cấu trúc của mắt của cá nhân. Điều này đặc biệt đúng trong phạm vi của các dải màu xanh.
  • Màu sắc cũng có thể tác động mỗi bên khi được đặt bên cạnh màu khác
  • Có thể thông qua sự phản chiếu hoặc là một ảo ảnh thị giác. Để chứng minh điều này, giữ một mảnh giấy có màu sáng hoặc đối tượng bên cạnh một mảnh giấy trắng gần một cửa sổ sáng. Mảnh giấy sẽ biến thành màu khác
  • Có màu tươi sáng.

Các thiết bị và công nghệ in ấn:

in-mau.jpeg

Các màn hình máy tính trung bình sẽ hiển thị màu sắc khác nhau tùy thuộc vào máy tính, các loại màn hình (ví dụ, màn hình phẳng LCD sẽ thể hiện màu sắc như xanh hơn), hiệu chỉnh nút điều khiển độ sáng / tương phản cũng cho nhưng hiệu quả màu sắc khác nhau.

In phun và máy in laser, với công nghệ hiện đại thật là tiện lợi, nhưng những máy in này thường không có dải màu mà máy in chuyên nghiệp có được. Điều này rất rõ ràng trong trường hợp của màu sắc tươi sáng, đặc biệt là màu tối hoặc màu sắc phức tạp (màu sắc được tạo thành từ màu lục lam, đỏ tươi, vàng và đen (CMYK) tất cả được pha trộn với nhau.

Công cụ kiểm tra màu:

in-an.jpg

Bạn có thể kiểm một quyển màu chuẩn CMYK dùng cho in offset có bán ở hiệu sách ngoại văn, hoặc kiếm một quyển màu Pantone, 2 quyển này tương đối thông dụng.

Còn có nhiều quyển màu khác do các hãng phát hành đi theo hệ thống mực màu của họ

Trên các quyển màu họ có in các màu cùng các chỉ số để in được màu đó ví dụ màu đỏ C0 M100 Y100 B0: nghĩa là màu xanh & đen không có; màu hồng + màu vàng in đủ 100%, tương tự như vậy với các màu khác. Cách này còn gọi là thông số màu. - Quyển màu Pantone còn cho biết in màu trên giấy sần hoặc giấy bóng như thế nào matt or unmatt

Bạn so sánh màu cần in với sách chuẩn màu - lấy thông số màu đưa vào chương trình thiết kế rồi outfilm.

Cho in offset với những máy in tốt + mực chuẩn thì màu sẽ ra đúng được, còn máy in chất lượng kém hoặc ảnh hưởng của việc outfilm màu chuẩn sẽ thay đổi một chút việc này rất quan trọng

Cho nên khi sản xuất số lượng lớn nên đứng cạnh máy in yêu cầu thợ in điều chỉnh cho chuẩn với màu yêu cầu một cách tương đối.

Nếu màu yêu cầu chính xác tuyệt đối khoảng 99% thì nên in màu pha - yêu cầu thợ pha mực đúng màu đó rồi in cách này thường cho in lưới hoặc in offset kẽm riêng.

Cách phối màu trong in ấn:


Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Tất nhiên không phải lúc nào màu sắc cũng đẹp, không phải lúc nào màu sắc cũng hài hoà. Vì vậy nghệ thuật phối màu sẽ bù đắp những khuyết điểm đó.

Tóm tắt những khái niệm

Màu dương tính:

Màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản: Đỏ; Xanh lá cây và Xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.

Màu âm tính:

Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu Xanh lục, Đỏ cánh sen và Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen. Nếu bạn phối những màu dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại. Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này trong màu sắc rất cần thiết khi phải xác định và chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc.

Ví dụ: Nếu một hình ảnh quá xanh, bạn có 2 cách để tiếp cận vấn đề: Hoặc tăng thêm màu vàng vốn là màu đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hoà màu xanh da trời. Hoặc giảm bớt màu xanh da trời trong hình ảnh. Cả 2 cách đều đi đến cùng một kết quả là giảm bớt được màu xanh.

Vòng tròn màu căn bản (the color wheel)

6-1c1291d9-3725-4d7c-9f5a-8baf0d244f08.jpg

Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu . Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than (híc nghe mà…thèm) số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển…

Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ - Vàng - Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau ( ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộn lại với nhau, cứ thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty tỷ sắc màu cho riêng bạn.

Tổng hợp
 

Đính kèm

  • in-an-mau.jpeg
    in-an-mau.jpeg
    109.2 KB · Lượt xem: 7
  • Thẻ
    in ấn màu sắc màu sắc trong in ấn
  • Bình luận mới

    DesignerVN là chuyên trang cung cấp thông tin dành cho cộng đồng Designer, nhà thiết kế Việt Nam. Thư viện font chữ, tài nguyên thiết kế đa dạng.
    Back
    Bên trên