Làm thế nào để nhận biết một bức ảnh đã được Photoshop?

NamKT

KOL
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới kỹ thuật số, chúng ta có thể bắt gặp bất kỳ hình ảnh ở đâu trong cuộc sống hằng ngày. Đã bao giờ bạn để ý đến những bức ảnh trên Instagram, Facebook, hoặc trên TV của những người nỗi tiếng trong rất hoàn hảo và thu hút. Bạn có nghĩ rằng hình ảnh đó là nguyên gốc hay đã qua tay Photoshop.

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn một số phương pháp để nhận biết hình ảnh đã được Photoshop hay chưa, tuy nhiên đối với những bậc thầy Photoshop cứng tay thì việc nhận biết rất khó và dường như không thể.

1. Phần nền bị biến dạng hoặc có cảm giác méo mó


nhan-biet-anh-PTS.jpg

Đây là một sự cố photoshop mà nhiều ngôi sao nỗi tiếng cũng mắc phải. Nhiều ngôi sao đã tìm đến các thợ Photoshop để mong mình trở nên thon gọn hơn trên ảnh. Những người thợ này đã bóp eo, làm thon mặt, thon đùi và thay đổi kích cỡ của nhiều bộ phận khác nhưng lại vô tình quên mất phần nền, khiến cho những bức tường hoặc sàn bị bẻ cong hoặc méo mó.

De Yonker cho biết: “Khi bạn bóp eo để làm một người trong mảnh mai hơn, bạn phải chỉnh sửa cả phần nền phía sau phần eo đó. Và có rất nhiều lần, mọi người quên không sửa phần nền. Nếu bạn thu nhỏ phần eo thì phần khung cửa đằng sau nó sẽ bị cong và méo mà không thể thẳng được”.

2. Tất cả mọi phần trong bức ảnh đều được lấy nét


nhan-biet-anh-PTS-01.jpg


Khi tất cả mọi thứ trong bức ảnh đều trong tiêu cự, có thể đây là một bức ảnh được tổng hợp từ nhiều bức ảnh khác. De Yonker cho biết: “Nếu có nhiều người ngồi cách nhau hơn 15 mét, người ngồi phía sau sẽ không thể rõ nét trong ảnh. Nếu tất cả mọi thứ đều rõ nét, chắc chắn bức ảnh đã trải qua công đoạn tinh chỉnh. Không camera nào có thể làm được điều này”.

Đôi khi đó chỉ đơn thuần là chức năng làm sắc nét ảnh trong Photoshop hoặc một ứng dụng nào tương tự, nhưng khi toàn bộ cảnh quan cả phần nền trước và nền sau đều sắc nét và rõ, thường đó là ghép từ 2 bức ảnh trở lên.

3. Không có lỗ chân lông và nếp nhăn trên mặt một ai đó


nhan-biet-anh-PTS-02.jpg

De Yonker cho hay: “Rất nhiều ứng dụng tồi chỉ đơn giản là làm mờ da của bạn thay vì sửa các khuyết điểm đó một cách chuyên nghiệp”

Những chuyên gia Photoshop chuyên nghiệp là những nghệ sỹ nhìn vào hình ảnh và đảm bảo trông nó vẫn thực thậm chí khi quét sạch mụn và sửa một số góc trên gương mặt bạn. Nhưng Photoshop hoặc những ứng dụng chỉnh sửa ảnh chỉ là những phần mềm vì vậy De Yonker cho biết đừng chỉ nhìn vào những tác phẩm được tạo ra bởi chúng.

De Yonker giải thích: “Khi chúng tôi chỉnh sửa da của bạn, thực sự chúng tôi đã làm nhòe các màu lại với nhau và hòa trộn nó vào một điểm mà tại điểm đó trông nó không còn giống da nữa. Trông bạn như thể vừa được vẽ”.

4. Xuất hiện các vùng ảnh giống nhau


nhan-biet-anh-PTS-03.jpg


Một lỗi những Photoshoper không chuyên hay mắc phải đó là sao chép một vùng trong ảnh và dán vào các vùng khác. De Yonker cho biết: “Sẽ có dấu vết của việc copy và mắt người có thể phát hiện ra những vùng này nhanh chóng”.

Những vùng này ban đầu không có vẻ là vấn đề nhưng não của bạn sẽ tự động tìm kiếm chúng và mọi người sẽ dễ dàng nhận ra vấn đề.

De Yonker cho biết đây là vấn đề lớn khi sửa da. “Khi cố gắng xóa bỏ các vết thâm và dấu vết trên da, nhiều người sao chép một khu vực trên da và dán vào vùng khác. Nhưng nếu làm không chính xác, bạn sẽ thấy các vệt hoặc cái gì đó giống nhau lặp lại từ vùng này sang vùng khác. Bạn không cho rằng đây là vấn đề lớn khi bạn zoom lớn ảnh để sửa, thế nhưng khi bạn thu nhỏ ảnh lại, bạn sẽ thấy vấn đề hiện lên”, theo De Yonker.

5. Vùng sáng không đều

Một trong những điều khó nhất để làm giả khi ghép hai hình ảnh riêng biệt lại với nhau là làm cho ánh sáng xung quanh chúng ăn khớp. Hãy tìm khu vực bóng đổ và cố tìm ra sự khác biệt trong vị trí đổ bóng của chúng. Ví dụ: nếu một bức ảnh hai người có bóng đổ ở phía trái của mũi của một người, nhưng cũng có bóng đổ ở phía phải của mũi người còn lại, một trong hai người chắc chắn đã được dán vào. Mặt trời không thiên vị - ánh sáng không thể chiếu vào người này từ một hướng và chiếu vào người kia từ một hướng khác. Tuy nhiên bạn cần chú ý rằng đối với ảnh chụp trong nhà, phân biệt kiểu này có lẽ sẽ khá khó khi mà có nhiều vùng bóng đổ được tạo ra bởi nhiều nguồn ánh sáng khác nhau.

How-To-Create_Light-Beams-in-Photoshop.gif

Quay lại với bức ảnh đốt cờ ở trên để làm ví dụ: lửa là một nguồn ánh sáng, thế nhưng phần ngực của người cầm cờ - vốn gần với lá cờ nhất - lại có bóng đổ. Nếu anh này thực sự đang cầm một lá cờ cháy rực, anh ta sẽ sáng lên theo. Tuy nhiên, trong bức ảnh đó, phần sáng nhất lại là phần gần với đèn trên trần nhất - một sự vô lý không hề nhẹ!

Tham khảo thisisinsider
 

Đính kèm

  • cach-nhan-biet-anh-PTS.jpg
    cach-nhan-biet-anh-PTS.jpg
    179.1 KB · Lượt xem: 0
DesignerVN là chuyên trang cung cấp thông tin dành cho cộng đồng Designer, nhà thiết kế Việt Nam. Thư viện font chữ, tài nguyên thiết kế đa dạng.
Back
Bên trên