Tư duy tăng trưởng và tư duy cố định

01

Tư duy tăng trưởng và tư duy cố định

Tư duy là mật mã cơ bản nhất của con người. Nó giống như quân domino đầu tiên, một khi nó đổ, một loạt các phản ứng dây chuyền sẽ xảy ra.

Carol Dewijk, giáo sư tâm lý học nổi tiếng tại Đại học Stanford đã chia tư duy thành hai loại: tư duy cố định và tư duy tăng trưởng.

Sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai phương thức tư duy này là gì?

Các nhà tư duy tăng trưởng tin rằng mọi thứ đều có thể được thay đổi thông qua sự can thiệp của chính họ, do đó, tâm thái và trí tuệ liên tục được "tăng trưởng", từ đó tạo ra một cuộc sống phi thường.

Những người mang tư duy cố định thì lại quen giới hạn suy nghĩ của mình trong phạm vi hẹp, không muốn đi làm những việc không hợp với khả năng của chính mình.

thu-nghiem.jpg


Minh họa: Tubik

02

Vấn đề lớn nhất đối với những người có tư duy cố định là sợ thử thách và luôn đặt ra giới hạn cho bản thân.

Từng có người làm một thí nghiệm như sau: anh ta lấy ra một chiếc cốc và đặt một con bọ chét vào bên trong, lúc này con bọ chét có thể nhảy ra khỏi cốc dễ dàng.

Tiếp theo, anh ta dùng nắp đậy cái cốc lại, con bọ chét cố gắng nhảy ra khỏi cốc nhưng cứ luôn đập vào cái nắp, không thể nhảy ra được.

Sau khi đập vào nắp nhiều lần, con bọ chét bắt đầu trở nên thông minh hơn, nó bắt đầu điều chỉnh độ cao của bước nhảy theo chiều cao của cốc. Sau một thời gian, người làm thí nghiệm phát hiện ra rằng bọ chét không bao giờ đập vào nắp nữa mà chỉ nhảy tự do dưới nắp.

Một ngày sau, người thí nghiệm nhẹ nhàng tháo nắp ra, nhưng con bọ chét vẫn tiếp tục nhảy ở độ cao đó.

Một tuần sau, con bọ chét đáng thương vẫn chỉ nhảy được lên đến độ cao kia mà không thể nhảy được ra khỏi chiếc cốc.

Lẽ nào con bọ chét thực sự không thể nhảy được ra khỏi chiếc cốc này? Hoàn toàn không phải. Chỉ đơn giản là nó đã ngầm mặc định rằng chiều cao của chiếc cốc là chiều cao mà nó khó có thể vượt qua được.

"Chiều cao tâm lý" là một trong những lý do cơ bản khiến nhiều người không thể đạt được thành công. Đây cũng là điều chúng ta thường gọi là "cuộc sống bọ chét".

thu-thach.png


Minh họa: Meg

03

Người mang trong mình tư duy tăng trưởng luôn giữ cho mình tâm lý "thử xem sao".

Các nhà tư duy tăng trưởng không sợ thử thách, cuộc sống của họ gắn liền với sự nỗ lực và cố gắng.

Vì vậy, con người, cái họ sợ không phải là thất bại, mà là đến can đảm để thử cũng không có.



04

Những người có tư duy cố định luôn gán nguyên nhân thất bại cho thế giới bên ngoài.

Lấy vận động viên quần vợt chuyên nghiệp John McEnroe làm ví dụ. Ông vốn dĩ là một tay vợt tài năng, có thể dễ dàng đánh bại tất cả các đối thủ mà không cần phải luyện tập quá nhiều. Ở thời kỳ đỉnh cao của mình, ông liên tục giành giải quán quân trong 4 năm liên tiếp.

Thất bại đau đớn nhất là giải quần vợt Pháp mở rộng năm 1984, dù dẫn trước với lợi thế 2: 0, nhưng cuối cùng, ông vẫn thua.

Kết quả là ông đã tìm thấy "thủ phạm", một nhiếp ảnh gia khi đó tháo tai nghe xuống, khiến ông luôn cảm thấy có những tiếng ồn phát ra ... Không ngoa khi sử dụng từ "già mồm" để nói về McEnroe lúc đó.

Tuy nhiên, sự già mồm của ông vẫn có tố chất thiên tài làm cái nền, còn trên thực tế, rất nhiều sự già mồm lại chẳng có gì để chống lưng. Nguyên nhân sâu xa của đa số sự già mồm chính là sự tầm thường.

Không muốn chấp nhận sự tầm thường của chính mình, không muốn thế giới thấy mặt thất bại của mình, còn tự an ủi mình ngồi đó chờ gió nổi lên, nhưng biết bao nhiêu người, vừa ngồi xuống là ngồi luôn cả đời. Đây cũng chính là một trong những tác hại của tư duy cố định.

05

Những người có tư duy tăng trưởng thì dù ở trong hoàn cảnh khó khăn, họ vẫn luôn nở nụ cười, và họ coi đó là bước đệm buộc bản thân phải trưởng thành.

Họ sẽ coi thất bại là điểm khởi đầu mới, là cơ hội để cải thiện, vì vậy sau mỗi thất bại, họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn, sẽ đưa ra nhiều chiến lược khác nhau để phát triển khả năng của bản thân hơn, họ học hỏi từ thất bại và biến thất bại thành của cải của chính mình.

Nếu như năng lực có thể "luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi", thì thất bại cũng sẽ có thể tự động được thay thế bằng sự thất bại tạm thời, sự thiếu thốn sẽ tự động trở thành sự thiếu hụt tạm thời.

Sự tự tin đích thực đến từ phương thức tư duy, nếu bạn đã sẵn sàng để trưởng thành thì cũng sẽ biết hấp thụ "chất dinh dưỡng" từ trong sự thất bại và không ngừng lớn lên.

sang-tao.png


Minh họa: Septiana Budyastuti

06

Tôi từ bỏ rồi → Tôi phải thử phương pháp (khác) mà tôi đã học.

Sao khó vậy → Tôi có thể cần thêm thời gian và năng lượng (để làm được)

Thế này là tốt rồi → Đây thực sự là thành tích tốt nhất mà tôi đạt được ư?

Tôi không thể làm được tốt hơn → Tôi còn có thể làm được tốt hơn, tôi sẽ tiếp tục cố gắng!

Tôi phát âm tiếng Anh không tốt lắm → Tôi muốn rèn luyện khả năng phát âm của mình.

Tôi không giỏi việc này → Tôi đang trong quá trình tiến bộ.

Việc lựa chọn cách nói tiêu cực hay sử dụng ngôn ngữ tích cực, cũng sẽ góp phần hình thành nên những thói quen suy nghĩ khác nhau, từ đó tạo ra những cuộc sống khác nhau.

Thay đổi thói quen tư duy của bạn, hãy bắt đầu ngay bây giờ!

Theo Trí Thức Trẻ/Cafebiz
 
DesignerVN là chuyên trang cung cấp thông tin dành cho cộng đồng Designer, nhà thiết kế Việt Nam. Thư viện font chữ, tài nguyên thiết kế đa dạng.
Back
Bên trên