DesignerVN
Moderator
Đây là lời tự bạch từ một thành viên tại DesignerVN.net (Ở đây anh ấy muốn chúng tôi không đề cập đến tên) khá là sâu lắng mà tôi muốn chia sẻ lại cho các bạn.
Xuất thân từ một vùng quê hẻo lánh, đối với tôi tiếp cận máy tinh đã là một vấn đề, tôi nhớ cách đây nhiều năm về trước, khi gia đình mùa được một chiếc điện thoại Nokia màn hình bé tý (128x160 Pexel thì phải) nhưng nó lại có chức năng chụp ảnh và cắt ghép và một số ứng dụng bổ sung, tôi đã bắt đầu mày mò và đam mê với việc lồng ghép các hình ảnh lại với nhau và thích thú tạo những hình ảnh với các ứng dụng chỉnh sữa ảnh đơn giản trên điện thoại. Đến khi lớn hơn thì tôi được tiếp xúc với máy tính của nhà trường. Các bạn biết đấy, máy tính trường thì thường rất yếu và chỉ có công cụ Paint, may sao thầy giạy tin học tôi cũng là một người mê đồ hoạ, ngoài việc dạy các vấn đề của sách vỡ thầy thường đá qua một chút về phần mềm Paint từ đó tôi biết đến Paint tool. Từ đó tôi thường xuyên lui tới quán nét.
Tuy nhiên, không giống như mấy đứa bạn khác khi ra nét thì thường chơi game, xem phim,... tôi lại mở paint lên tập vẽ vời các kiểu, lúc đó mấy đứa bạn đi cùng thường hay cười vì lên nét vẽ mấy thứ linh tinh. Sau này thì tôi bắt đầu tìm kiếm trên google và biết đến Photoshop, các bạn biết đấy lúc đó mạng đa số là cáp đồng mỗi lần lên nét là một lần tôi phải tải phần mềm, mà phần mềm này lại nặng kinh khủng, mỗi lần mở máy tôi lại phải chờ 30 phút đến 1h30 phút để cài đặt phần mềm, trong lúc đó thì tôi tranh thủ mở game lâu lâu thì nghịch paint và hỏi đáp những kỹ năng cơ bản trên các diễn đàn. Sau nhiều năm nghiên cứu và nhiều lần bị bố mẹ rượt đánh chui dưới gầm quán nét thì tôi đã tích góp cho mình một số kỹ năng sữ dụng Photoshop, có thể thao tác được một số chức năng phức tạp.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3 với cái bằng trung bình thì tôi quyết định thi vào một trường có đạo tạo multi media ở quận 9 (Tôi không nói tên) thì ôi thôi ngôi trường này khiến tôi bỏ học từ năm thứ 3 với hình thức đào tạo rất là bá đạo (Cách giảng dạy, cơ sở vật chất,...). lúc đó tôi nhận được sự phản đối kích liệt từ gia đình (Thật ra trong khoảng 3 năm đó tôi không học được gì nhiều từ kiến thức nhà trường).
Sau đó tôi quyết định tự học và có tham gia một số khoá đào tạo ngắn hạn. Từ kinh nghiệp bản thân cộng với một số kiến thức tôi học được thì tôi cũng đã xin được một công việc ổn định.
Designer chúng ta có khá nhiều áp lực:
Áp lực đến từ khách hàng: Nhiều khi, khi hoàn thành một sản phẩm cả tháng trời bằng cả công sức của mình lại bị người ta chê cười nhẹ thì bắt sữa không thì bị huỷ hợp đồng. Còn có nhiều khách hàng rất kỳ lạ, hỏi những điều hết sức kỳ lạ mà chúng ta không thể giải thích được. Lại còn có một số anh Free Lancer khi nhận dự án của người ta đến lúc làm xong thì bị bỏ chạy, phủi phui hợp đồng, và còn rất nhiều vấn đề khác...
Mặc dù có nhiều sức ép nhưng tôi vẫn cảm thấy yêu thích công việc của mình, khi mà chúng ta dùng trí óc và sự đam mê thì cơ hội tạo ra những sản phẩm ấn tượng là rất cao.
Ở bài viết này tôi muốn nhắn đến những ai đang dự đinh và theo ngành Designer hãy lưu ý:
Hãy đam mê nhưng đừng mù quáng.
Cuối cùng tôi muốn chúc các bạn thành công với con đường mà mình đã chọn.
Xuất thân từ một vùng quê hẻo lánh, đối với tôi tiếp cận máy tinh đã là một vấn đề, tôi nhớ cách đây nhiều năm về trước, khi gia đình mùa được một chiếc điện thoại Nokia màn hình bé tý (128x160 Pexel thì phải) nhưng nó lại có chức năng chụp ảnh và cắt ghép và một số ứng dụng bổ sung, tôi đã bắt đầu mày mò và đam mê với việc lồng ghép các hình ảnh lại với nhau và thích thú tạo những hình ảnh với các ứng dụng chỉnh sữa ảnh đơn giản trên điện thoại. Đến khi lớn hơn thì tôi được tiếp xúc với máy tính của nhà trường. Các bạn biết đấy, máy tính trường thì thường rất yếu và chỉ có công cụ Paint, may sao thầy giạy tin học tôi cũng là một người mê đồ hoạ, ngoài việc dạy các vấn đề của sách vỡ thầy thường đá qua một chút về phần mềm Paint từ đó tôi biết đến Paint tool. Từ đó tôi thường xuyên lui tới quán nét.
Tuy nhiên, không giống như mấy đứa bạn khác khi ra nét thì thường chơi game, xem phim,... tôi lại mở paint lên tập vẽ vời các kiểu, lúc đó mấy đứa bạn đi cùng thường hay cười vì lên nét vẽ mấy thứ linh tinh. Sau này thì tôi bắt đầu tìm kiếm trên google và biết đến Photoshop, các bạn biết đấy lúc đó mạng đa số là cáp đồng mỗi lần lên nét là một lần tôi phải tải phần mềm, mà phần mềm này lại nặng kinh khủng, mỗi lần mở máy tôi lại phải chờ 30 phút đến 1h30 phút để cài đặt phần mềm, trong lúc đó thì tôi tranh thủ mở game lâu lâu thì nghịch paint và hỏi đáp những kỹ năng cơ bản trên các diễn đàn. Sau nhiều năm nghiên cứu và nhiều lần bị bố mẹ rượt đánh chui dưới gầm quán nét thì tôi đã tích góp cho mình một số kỹ năng sữ dụng Photoshop, có thể thao tác được một số chức năng phức tạp.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3 với cái bằng trung bình thì tôi quyết định thi vào một trường có đạo tạo multi media ở quận 9 (Tôi không nói tên) thì ôi thôi ngôi trường này khiến tôi bỏ học từ năm thứ 3 với hình thức đào tạo rất là bá đạo (Cách giảng dạy, cơ sở vật chất,...). lúc đó tôi nhận được sự phản đối kích liệt từ gia đình (Thật ra trong khoảng 3 năm đó tôi không học được gì nhiều từ kiến thức nhà trường).
Sau đó tôi quyết định tự học và có tham gia một số khoá đào tạo ngắn hạn. Từ kinh nghiệp bản thân cộng với một số kiến thức tôi học được thì tôi cũng đã xin được một công việc ổn định.
Designer chúng ta có khá nhiều áp lực:
Áp lực đến từ khách hàng: Nhiều khi, khi hoàn thành một sản phẩm cả tháng trời bằng cả công sức của mình lại bị người ta chê cười nhẹ thì bắt sữa không thì bị huỷ hợp đồng. Còn có nhiều khách hàng rất kỳ lạ, hỏi những điều hết sức kỳ lạ mà chúng ta không thể giải thích được. Lại còn có một số anh Free Lancer khi nhận dự án của người ta đến lúc làm xong thì bị bỏ chạy, phủi phui hợp đồng, và còn rất nhiều vấn đề khác...
Mặc dù có nhiều sức ép nhưng tôi vẫn cảm thấy yêu thích công việc của mình, khi mà chúng ta dùng trí óc và sự đam mê thì cơ hội tạo ra những sản phẩm ấn tượng là rất cao.
Ở bài viết này tôi muốn nhắn đến những ai đang dự đinh và theo ngành Designer hãy lưu ý:
- Công việc Designer bằng cấp không là vấn đề quan trọng, điều bạn cần là khả năng tự học và ý thức được công việc của mình.
- Quan trọng bạn là một người tư duy và có khả năng sáng tạo cao
- Chịu áp lực tốt
Hãy đam mê nhưng đừng mù quáng.
Cuối cùng tôi muốn chúc các bạn thành công với con đường mà mình đã chọn.