HoangThinh
KOL
Đã có rất nhiều tranh cãi về hạn chế của lấy nét tự động trên các máy ảnh Mirrorless. Khả năng bắt nét máy ảnh DSLR với các chủ thể chuyển động là rất tốt, nhưng khi lấy nét các chủ thể tĩnh, Mirrorless lại cho khả năng lấy nét tốt hơn nhiều.
Mỗi khi bạn xem ảnh trên tạp chí hay một website nào đó, có những bức ảnh bạn chỉ nhìn thoáng qua, nhưng có những bức ảnh đặc biệt khiến bạn dừng lại và ngắm nhìn lâu hơn. Vậy điểm khác biệt giữa những bức ảnh đó là gì? Điều gì đã khiến những bức ảnh đó trở nên đặc biệt như vậy?
Đây là câu hỏi được thảo luận rất nhiều trên các diễn đàn ảnh, và phần lớn các nhiếp ảnh gia, mặc dù có cách sắp xếp thứ tự khác nhau, nhưng đều đồng ý với 7 yếu tố dưới đây là quan trọng để tạo nên một bức ảnh đẹp.
1. Cảm xúc
Yếu tố quan trọng nhất của mình bức ảnh chính là cảm xúc. Cảm xúc sẽ quyết định người xem có muốn ngắm nhìn lâu hơn hay mua bức ảnh của bạn hay không. Một bức ảnh giàu cảm xúc có thể mang đến từ hạnh phúc đến nỗi buồn, từ ấm áp sang lạnh lẽo, từ yên bình đến sợ hãi. Càng mang đến nhiều cảm xúc cho người xem thì bức ảnh đó càng thành công.
Một bức ảnh chỉ thành công khi mang đến cho người xem nhiều cảm xúc
2. Ánh sáng
Trong thế giới nhiếp ảnh, ánh sáng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Chất lượng ánh sáng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bức ảnh của bạn. Có ánh sáng nhẹ, ánh sáng gắt, ánh sáng ấm, ánh sáng lạnh,… Máy ảnh của bạn có thể đo được độ nhạy của ánh sáng, nhưng bạn mới là người có thể đánh giá chính xác chất lượng ánh sáng. Bằng cách học hỏi từ các nhiếp ảnh gia, lấy cảm hứng từ các tác phẩm khác, từ các bộ phim khác,… bạn sẽ dần biết cách điều khiển và “vẽ” ánh sáng theo ý của mình.
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong bức ảnh
3. Bố cục
Bố cục là cách bạn sắp xếp các chủ thể trong bức ảnh. Một bố cục tốt có thể đưa người xem “thăm quan” bức ảnh của bạn, nhưng một bố cục không tốt sẽ khiến khả năng truyền tải của bức ảnh kém đi rất nhiều. Có rất nhiều bố cục khác nhau để bạn có thể tham khảo và học hỏi. Tuy nhiên, một bức ảnh dù có bố cục chặt chẽ nhưng thiếu đi cảm xúc và ánh sáng tốt sẽ không thể gây ấn tượng cho người xem.
Bố cục là yếu tố quan trọng thứ 3
4. Sáng tạo
Sáng tạo là cách bạn chụp một bức ảnh dưới cách mà những người khác không làm. Đôi khi, không tuân theo các quy luật của bố cục sẽ giúp bạn tạo ra những bức ảnh ấn tượng và giàu cảm xúc hơn nhiều.
Góc chụp độc đáo mang đến bức ảnh giàu cảm xúc
5. Thời điểm
Ghi lại khoảnh khắc trong một hoạt động, chờ đợi thởi điểm để đám mây vào đúng vị trí,… Thời điểm là yếu tố mà mỗi nhiếp ảnh gia cần nắm bắt nhanh và chính xác, vì có thể bạn sẽ phải đợi cả ngày, cả tuần thậm chí hàng năm trời để có thể lựa chọn đúng thời điểm mình chụp.
Đôi khi thời điểm quyết định mọi thứ
6. Thông điệp
Một bức ảnh có thể truyền tải thông điệp hay câu chuyện mà bạn muốn gửi đến người xem. Thông thường, bằng cách tạo mối liên hệ giữa chủ thể và thiên nhiên sẽ giúp bạn thể hiện rõ ràng hơn là bằng các bức ảnh chân dung thông thường.
KẾT LUẬN
Như bạn thấy đấy, các yếu tố như độ phân giải, độ nhiễu hạt, tối góc, flare, coma, nhiễu xạ, thiếu vùng trung hòa, dynamic range, độ nét, viền tím,… không hề xuất hiện trong các yếu tố tạo nên một bức ảnh đẹp. Thiết bị chỉ là công cụ hỗ trợ, một bức ảnh đẹp sẽ phụ thuộc vào kĩ năng chụp ảnh, cách sử dụng thiết bị của mình.
Một nhiếp ảnh cũng như một người họa sĩ, ánh sáng chính là cây cọ. Sử dụng Leica hay Hasselblad không giúp bạn chụp ảnh tốt hơn. Hãy cảm nhận các khoảnh khắc, khung cảnh, đưa khả năng của bạn nên một tầm cao mới.
Mỗi khi bạn xem ảnh trên tạp chí hay một website nào đó, có những bức ảnh bạn chỉ nhìn thoáng qua, nhưng có những bức ảnh đặc biệt khiến bạn dừng lại và ngắm nhìn lâu hơn. Vậy điểm khác biệt giữa những bức ảnh đó là gì? Điều gì đã khiến những bức ảnh đó trở nên đặc biệt như vậy?
Đây là câu hỏi được thảo luận rất nhiều trên các diễn đàn ảnh, và phần lớn các nhiếp ảnh gia, mặc dù có cách sắp xếp thứ tự khác nhau, nhưng đều đồng ý với 7 yếu tố dưới đây là quan trọng để tạo nên một bức ảnh đẹp.
1. Cảm xúc
Yếu tố quan trọng nhất của mình bức ảnh chính là cảm xúc. Cảm xúc sẽ quyết định người xem có muốn ngắm nhìn lâu hơn hay mua bức ảnh của bạn hay không. Một bức ảnh giàu cảm xúc có thể mang đến từ hạnh phúc đến nỗi buồn, từ ấm áp sang lạnh lẽo, từ yên bình đến sợ hãi. Càng mang đến nhiều cảm xúc cho người xem thì bức ảnh đó càng thành công.
Một bức ảnh chỉ thành công khi mang đến cho người xem nhiều cảm xúc
2. Ánh sáng
Trong thế giới nhiếp ảnh, ánh sáng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Chất lượng ánh sáng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bức ảnh của bạn. Có ánh sáng nhẹ, ánh sáng gắt, ánh sáng ấm, ánh sáng lạnh,… Máy ảnh của bạn có thể đo được độ nhạy của ánh sáng, nhưng bạn mới là người có thể đánh giá chính xác chất lượng ánh sáng. Bằng cách học hỏi từ các nhiếp ảnh gia, lấy cảm hứng từ các tác phẩm khác, từ các bộ phim khác,… bạn sẽ dần biết cách điều khiển và “vẽ” ánh sáng theo ý của mình.
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong bức ảnh
3. Bố cục
Bố cục là cách bạn sắp xếp các chủ thể trong bức ảnh. Một bố cục tốt có thể đưa người xem “thăm quan” bức ảnh của bạn, nhưng một bố cục không tốt sẽ khiến khả năng truyền tải của bức ảnh kém đi rất nhiều. Có rất nhiều bố cục khác nhau để bạn có thể tham khảo và học hỏi. Tuy nhiên, một bức ảnh dù có bố cục chặt chẽ nhưng thiếu đi cảm xúc và ánh sáng tốt sẽ không thể gây ấn tượng cho người xem.
Bố cục là yếu tố quan trọng thứ 3
4. Sáng tạo
Sáng tạo là cách bạn chụp một bức ảnh dưới cách mà những người khác không làm. Đôi khi, không tuân theo các quy luật của bố cục sẽ giúp bạn tạo ra những bức ảnh ấn tượng và giàu cảm xúc hơn nhiều.
Góc chụp độc đáo mang đến bức ảnh giàu cảm xúc
5. Thời điểm
Ghi lại khoảnh khắc trong một hoạt động, chờ đợi thởi điểm để đám mây vào đúng vị trí,… Thời điểm là yếu tố mà mỗi nhiếp ảnh gia cần nắm bắt nhanh và chính xác, vì có thể bạn sẽ phải đợi cả ngày, cả tuần thậm chí hàng năm trời để có thể lựa chọn đúng thời điểm mình chụp.
Đôi khi thời điểm quyết định mọi thứ
6. Thông điệp
Một bức ảnh có thể truyền tải thông điệp hay câu chuyện mà bạn muốn gửi đến người xem. Thông thường, bằng cách tạo mối liên hệ giữa chủ thể và thiên nhiên sẽ giúp bạn thể hiện rõ ràng hơn là bằng các bức ảnh chân dung thông thường.
KẾT LUẬN
Như bạn thấy đấy, các yếu tố như độ phân giải, độ nhiễu hạt, tối góc, flare, coma, nhiễu xạ, thiếu vùng trung hòa, dynamic range, độ nét, viền tím,… không hề xuất hiện trong các yếu tố tạo nên một bức ảnh đẹp. Thiết bị chỉ là công cụ hỗ trợ, một bức ảnh đẹp sẽ phụ thuộc vào kĩ năng chụp ảnh, cách sử dụng thiết bị của mình.
Một nhiếp ảnh cũng như một người họa sĩ, ánh sáng chính là cây cọ. Sử dụng Leica hay Hasselblad không giúp bạn chụp ảnh tốt hơn. Hãy cảm nhận các khoảnh khắc, khung cảnh, đưa khả năng của bạn nên một tầm cao mới.
Theo Tạp chí nhiếp ảnh