HoangThinh
KOL
Bố cục là một khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh. Bố cục tốt có thể tạo ra sự khác biệt giữa ảnh trông như được chụp bởi người mới, và ảnh có vẻ bóng bẩy hơn. Trong bài viết này, chúng ta tìm hiểu về 2 khía cạnh của bố cục. Lập khung hình, và giữ nằm ngang và nằm dọc.
Bố cục là gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến ảnh của tôi?
Bố cục là việc các yếu tố khác nhau trong ảnh được sắp xếp như thế nào.
Không có cái gọi là bố cục "đúng" hay "sai". Tuy nhiên, các cách lập bố cục khác nhau cho ảnh có thể để lại ấn tượng khác nhau cho người xem. Nếu ảnh trông "lạc lõng", có khả năng vấn đề nằm ở bố cục. Do đó, trước khi bạn chụp, bạn nên nắm được bạn muốn ảnh của mình trông như thế nào, và sau đó chọn bố cục theo đó.
Nói chung, có 2 yếu tố chính có thể làm thay đổi hình thức của bố cục:
Lập khung hình: Bao nhiêu cảnh được ghi lại?
Phần cảnh bạn quyết định chụp có thể làm cho ảnh của bạn trông rất khác biệt. Việc này rất liên quan đến góc xem được ghi lại bởi máy ảnh, có nghĩa là độ dài tiêu cự. Ví dụ, hãy xem xét 3 ảnh bên dưới.
Cận cảnh
Ảnh này được chụp bằng ống kính tele, làm cho những vật ở xa trông lớn hơn so với mắt người nhìn thấy. Nhà thờ thu hút sự chú ý của chúng ta nhiều hơn các yếu tố khác trong khung hình.
Bình thường
Ảnh bên trên được chụp bằng ống kính tiêu chuẩn, mang lại một góc xem tương tự như mắt người. Nhà thờ có vẻ nhỏ hơn, nhưng vẫn thu hút sự chú ý của chúng ta. Tuy nhiên, bạn cũng thấy phần phong cảnh nhiều hơn ở hậu cảnh.
Góc rộng
Ảnh này được chụp ở góc rộng. Nó thu hút sự chú ý nhiều hơn đối với phong cảnh lớn, và bạn khó nhận thấy nhà thờ.
Cách điều chỉnh khung hình
i) Di chuyển đến gần hơn hoặc xa hơn cho đến khi bạn có được kết quả mong muốn, hoặc
ii) Chuyển sang ống kính một tiêu cự có độ dài tiêu cự khác.
Thủ thuật: Để thực hành, hãy lập lại khung hình theo cách bạn nhìn thấy
Thực hành lập khung hình ngay cả khi bạn không mang theo máy ảnh. Quan sát mọi việc xung quanh, và cố hình dung ra chúng sẽ hợp với nhau như thế nào trong một khung hình. Định dạng vuông là phù hợp khi bạn chú trọng nhiều hơn về sự cân bằng, không gian và sự sắp xếp. Thậm chí bạn có thể tạo ra dụng cụ hỗ trợ lập khung hình trực quan của riêng mình: Cắt một hình vuông ở giữa một tờ giấy, mang nó theo, và nhìn qua nó để hình dung ra cảnh của bạn được chính xác hơn.
Hướng dọc và ngang: Chìa khóa để có ảnh có vẻ ổn định
Ảnh ngay thẳng và ổn định sẽ có vẻ chắc chắn hơn đối với người xem. Chìa khóa của việc đó là đảm bảo rằng ảnh của bạn cân bằng ngang và các đường dọc vuông góc hoàn hảo với chân trời.
Không cân bằng ngang và dọc
Ảnh này có vẻ không ổn định vì nó nghiêng sang phải.
Bạn có thể thấy rằng đường ngang rõ nhất (cây cầu), màu đỏ, không cân bằng ngang. Trường hợp này thường xảy ra khi bạn chụp cầm tay.
Cân bằng ngang
Ảnh này có vẻ ổn định hơn. Các đường ngang rõ nằm song song với cạnh dưới thẳng của ảnh.
Đảm bảo hướng ngang cũng giúp làm cho ảnh thẳng theo hướng dọc. Những tòa nhà cao cũng không còn bị nghiêng.
Cách đảm bảo hướng ngang và dọc?
Duy trì hướng ngang và dọc rất quan trọng khi chụp phong cảnh và kiến trúc. Các đối tượng này có xu hướng có các đường dọc và ngang rõ ràng, do đó chỉ nghiêng một chút cũng sẽ rất dễ nhận thấy. Để tránh điều đó:
- Đảm bảo máy ảnh nằm thẳng khi bạn chụp. Hiển thị đường khung lưới và cân bằng điện tử sẽ rất có ích!
Nếu bạn sử dụng một ống kính góc rộng, các khu vực ngoại vi của ảnh có thể bị méo nếu máy ảnh của bạn không cân bằng. Chú ý đến tâm của ảnh khi bạn điều chỉnh vị trí của máy ảnh, và đảm bảo rằng các đường thẳng vẫn thẳng về các đầu của ảnh.
Hai kỹ thuật để sử dụng hiệu quả hướng ngang và hướng dọc
1. Nâng vị trí của đường chân trời
Ảnh chụp những đám mây trên biển vào mùa hè này có đường chân trời rất rõ.
Khi chúng ta nâng vị trí của đường chân trời, phần dưới của ảnh (biển) chiếm một phần ảnh lớn hơn, làm cho nó có vẻ ổn định hơn.
2. Ngay cả những cảnh ít có khả năng xuất hiện nhất cũng có đường ngang. Hãy tìm nó!
Các đồ vật trên kệ trưng bày trong một cửa hàng rượu vang có chiều cao và hình dạng khác nhau. Đối với những cảnh như thế này, đường ngang có thể không rõ lắm khi nhìn sơ qua, nhưng nó vẫn tồn tại.
Ở đây, đường ngang được tạo ra bởi chiếc hộp ở phía trước. Đảm bảo đường này được cân bằng khi bạn lập bố cục ảnh sẽ cố định ảnh và làm cho nó có vẻ ổn định hơn.
Thủ thuật: Bạn có thể nghiêng ảnh nhưng hãy sử dụng kỹ thuật này một cách thích hợp
Mặc dù duy trì đường dọc và đường ngang là một quy tắc cơ bản cần tuân thủ trong phần lớn trường hợp, không phải lúc nào bạn cũng phải đảm bảo rằng ảnh của bạn thẳng một cách hoàn hảo. Đôi khi, bạn có thể nghiêng ảnh vì các lý do sáng tạo. Đối với một số phong cảnh tự nhiên và cảnh cận cảnh, nghiêng máy ảnh thậm chí có thể làm cho ảnh của bạn có vẻ ổn định hơn. Hãy thực hiện việc gì bạn cho là thích hợp nhất đối với ảnh của bạn.
Bố cục là gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến ảnh của tôi?
Bố cục là việc các yếu tố khác nhau trong ảnh được sắp xếp như thế nào.
Không có cái gọi là bố cục "đúng" hay "sai". Tuy nhiên, các cách lập bố cục khác nhau cho ảnh có thể để lại ấn tượng khác nhau cho người xem. Nếu ảnh trông "lạc lõng", có khả năng vấn đề nằm ở bố cục. Do đó, trước khi bạn chụp, bạn nên nắm được bạn muốn ảnh của mình trông như thế nào, và sau đó chọn bố cục theo đó.
Nói chung, có 2 yếu tố chính có thể làm thay đổi hình thức của bố cục:
- Đối tượng chiếm bao nhiêu khung hình
- Đối tượng hướng mặt về đâu.
Lập khung hình: Bao nhiêu cảnh được ghi lại?
Phần cảnh bạn quyết định chụp có thể làm cho ảnh của bạn trông rất khác biệt. Việc này rất liên quan đến góc xem được ghi lại bởi máy ảnh, có nghĩa là độ dài tiêu cự. Ví dụ, hãy xem xét 3 ảnh bên dưới.
Cận cảnh
Ảnh này được chụp bằng ống kính tele, làm cho những vật ở xa trông lớn hơn so với mắt người nhìn thấy. Nhà thờ thu hút sự chú ý của chúng ta nhiều hơn các yếu tố khác trong khung hình.
Bình thường
Ảnh bên trên được chụp bằng ống kính tiêu chuẩn, mang lại một góc xem tương tự như mắt người. Nhà thờ có vẻ nhỏ hơn, nhưng vẫn thu hút sự chú ý của chúng ta. Tuy nhiên, bạn cũng thấy phần phong cảnh nhiều hơn ở hậu cảnh.
Góc rộng
Ảnh này được chụp ở góc rộng. Nó thu hút sự chú ý nhiều hơn đối với phong cảnh lớn, và bạn khó nhận thấy nhà thờ.
Cách điều chỉnh khung hình
- Nhìn qua khung ngắm hoặc màn hình LCD phía sau và quyết định bạn muốn đối tượng chính của bạn là gì.
- Xác định bạn muốn chụp bao nhiêu cảnh.
- Nếu bạn sử dụng ống kính zoom, phóng to hoặc thu nhỏ đến khi bạn có được kết quả mong muốn.
i) Di chuyển đến gần hơn hoặc xa hơn cho đến khi bạn có được kết quả mong muốn, hoặc
ii) Chuyển sang ống kính một tiêu cự có độ dài tiêu cự khác.
Thủ thuật: Để thực hành, hãy lập lại khung hình theo cách bạn nhìn thấy
Thực hành lập khung hình ngay cả khi bạn không mang theo máy ảnh. Quan sát mọi việc xung quanh, và cố hình dung ra chúng sẽ hợp với nhau như thế nào trong một khung hình. Định dạng vuông là phù hợp khi bạn chú trọng nhiều hơn về sự cân bằng, không gian và sự sắp xếp. Thậm chí bạn có thể tạo ra dụng cụ hỗ trợ lập khung hình trực quan của riêng mình: Cắt một hình vuông ở giữa một tờ giấy, mang nó theo, và nhìn qua nó để hình dung ra cảnh của bạn được chính xác hơn.
Hướng dọc và ngang: Chìa khóa để có ảnh có vẻ ổn định
Ảnh ngay thẳng và ổn định sẽ có vẻ chắc chắn hơn đối với người xem. Chìa khóa của việc đó là đảm bảo rằng ảnh của bạn cân bằng ngang và các đường dọc vuông góc hoàn hảo với chân trời.
Không cân bằng ngang và dọc
Cân bằng ngang
Cách đảm bảo hướng ngang và dọc?
Duy trì hướng ngang và dọc rất quan trọng khi chụp phong cảnh và kiến trúc. Các đối tượng này có xu hướng có các đường dọc và ngang rõ ràng, do đó chỉ nghiêng một chút cũng sẽ rất dễ nhận thấy. Để tránh điều đó:
- Đảm bảo máy ảnh nằm thẳng khi bạn chụp. Hiển thị đường khung lưới và cân bằng điện tử sẽ rất có ích!
Nếu bạn sử dụng một ống kính góc rộng, các khu vực ngoại vi của ảnh có thể bị méo nếu máy ảnh của bạn không cân bằng. Chú ý đến tâm của ảnh khi bạn điều chỉnh vị trí của máy ảnh, và đảm bảo rằng các đường thẳng vẫn thẳng về các đầu của ảnh.
Hai kỹ thuật để sử dụng hiệu quả hướng ngang và hướng dọc
1. Nâng vị trí của đường chân trời
Ảnh chụp những đám mây trên biển vào mùa hè này có đường chân trời rất rõ.
Khi chúng ta nâng vị trí của đường chân trời, phần dưới của ảnh (biển) chiếm một phần ảnh lớn hơn, làm cho nó có vẻ ổn định hơn.
2. Ngay cả những cảnh ít có khả năng xuất hiện nhất cũng có đường ngang. Hãy tìm nó!
Các đồ vật trên kệ trưng bày trong một cửa hàng rượu vang có chiều cao và hình dạng khác nhau. Đối với những cảnh như thế này, đường ngang có thể không rõ lắm khi nhìn sơ qua, nhưng nó vẫn tồn tại.
Ở đây, đường ngang được tạo ra bởi chiếc hộp ở phía trước. Đảm bảo đường này được cân bằng khi bạn lập bố cục ảnh sẽ cố định ảnh và làm cho nó có vẻ ổn định hơn.
Thủ thuật: Bạn có thể nghiêng ảnh nhưng hãy sử dụng kỹ thuật này một cách thích hợp
Mặc dù duy trì đường dọc và đường ngang là một quy tắc cơ bản cần tuân thủ trong phần lớn trường hợp, không phải lúc nào bạn cũng phải đảm bảo rằng ảnh của bạn thẳng một cách hoàn hảo. Đôi khi, bạn có thể nghiêng ảnh vì các lý do sáng tạo. Đối với một số phong cảnh tự nhiên và cảnh cận cảnh, nghiêng máy ảnh thậm chí có thể làm cho ảnh của bạn có vẻ ổn định hơn. Hãy thực hiện việc gì bạn cho là thích hợp nhất đối với ảnh của bạn.