HolyHoang
KOL
Có thể bạn đã nghe đến các nhiếp ảnh gia hay các trang báo nói về những thuật ngữ như Life Photography (Nhiếp ảnh đời thường), Landscape Photography (Nhiếp ảnh phong cảnh), Wedding Photography (Nhiếp ảnh cưới),… đó là những thuật ngữ chỉ về thể loại trong nhiếp ảnh.
Với nhiếp ảnh, mỗi thể loại đều mang một ý nghĩa riêng và chúng đều có mục đích khác nhau. Do đó việc xác định rõ các thể loại trong nhiếp ảnh là vấn đề rất cần thiết đối với những người quan tâm đến loại hình nghệ thuật này. Trong bài viết này, chung tôi sẽ giới thiệu đến bạn các thể loại nhiếp ảnh phổ biến nhất mà chúng tôi biết.
1. Nhiếp ảnh phong cảnh: là ghi lại một thiên nhiên mà con người trong ảnh (nếu có) không chiếm một vị trí quá lớn. Ảnh phong cảnh bao giờ cũng mang một ý đồ nghệ thuật, một nội dung tư tưởng rõ ràng. Thành công của một bức ảnh phong cảnh ngoài nội dung tư tưởng, ảnh phải mang được cái hồn của đất nước, địa danh, hoặc xứ sở nào đó. Đó là dấu ấn chủ quan hay là cái riêng của nhà nhiếp ảnh; đồng thời ảnh phải mang giá trị thẩm mỹ cao qua bố cục, đường nét, ánh sáng.
2. Nhiếp ảnh Chân dung: Văn học nghệ thuật nói chung, nhiếp ảnh nghệ thuật nói riêng bao giờ cũng lấy con người là đối tượng mô tả. Ảnh chân dung ngoài việc diễn tả con người với việc nhấn mạnh về nét mặt và hình dán, qua đó làm cho người xem cảm nhận được tâm trạng của nhân vật. Ảnh chân dung phải phản ánh được đặc điểm, tính cách của con người, thể hiện rõ, tình cảm tư tưởng của đối tượng. Chân dung không chỉ là một bức ảnh chụp gần, mà ở đó các quá trình biến đổi được ghi nhận trên nét mặt trở thành những thông tin mang tính hình tượng nghệ thuật và hình tượng nghệ thuật biến thành ý thức tư tưởng.
Ảnh chân dung có nhiều loại: Chân dung cận cảnh, chân dung gần với bối cảnh (phản ánh con người trong điều kiện sống và lao động của họ), chân dung tập thể…
3. Nhiếp ảnh kiến trúc: là ảnh mô tả kiến trúc như nhà ở, đường phố, chùa chiền… nhằm giới thiệu nét đẹp của kiến trúc. Trong ảnh kiến trúc có hai loại:
Ảnh kiến trúc tả thực: nó được mô tả vốn như của kiến trúc sư thiết kế, không bị biến dạng bởi kĩ thuật.
Ảnh kiến trúc khái quát chọn lọc: được chụp theo cảm hứng nghệ thuật, không bị ràng buộc bởi những nguyên tắc vuông góc, thẳng đứng song song… Tuỳ theo cảm hứng của nghệ sĩ, sẽ mang đến cho người xem cảm thụ kiến trúc thẩm mỹ.
4. Nhiếp ảnh quảng cáo: là những bức ảnh sử dụng các yếu tố kĩ thuật nhiếp ảnh để giới thiệu tới người xem với mục đích thương mại và du lịch về một mặt hàng, một ngành sản xuất, một tổ chức hay một vùng du lịch.
5. Nhiếp ảnh tĩnh vật: miêu tả đồ vật gắn bó với đời sống con người. Ảnh tĩnh vật không chỉ nhằm mục đích trang trí, mà chủ yếu mang ý đồ nghệ thuật để làm nổi nội dung tư tưởng, mang đến cho người xem một cảm nhận nào đó về ý nghĩa nhân văn, xã hội… Ảnh tĩnh vật đòi hỏi bố cục đẹp, rõ chất liệu của đồvật. Ảnh tĩnh vật có thể dùng ánh sang nhân tạo hoặc ánh sáng tự nhiên.
6. Nhiếp ảnh thể thao: Phản ánh phong phú bộ môn thể thao từ những buổi tập đến những cuộc thi đấu so tài. Ảnh thể thao phải phản ánh được nét của vận động viên trong quá trình tập luyện thi đấu mang tính nghệ thuật cao, thông qua những động tác hấp dẫn, những động tác ở thời điểm “cao trào”, những động tác phức tạp, bất bình thường. Vẻ đẹp ấy thể hiện trong gương mặt khoẻ mạnh, cơ thể cân đối.
7. Nhiếp ảnh sân khấu: phản ánh mọi hoạt động của diễn viên trong quá trình tập luyện, biểu diễn. Ảnh sân khấu đòi hỏi phải thể hiện cho được nội dung tư tưởng chủ yếu của vở diễn. Vì vậy, cần thể hiện ở những khoảnh khắc có sức biểu hiện cao nhất.
Ảnh sân khấu bao gồm: ảnh sân khấu có yếu tố kịch bản như kịch nói, tuồng chèo, cải lương… với loại sân khấu này, nhà nhiếp ảnh cần nghiên cứu kỹ kịch bản để chọn những cảnh tiêu biểu của vở diễn. Đối với ảnh vũ đạo (bale, múa dân tộc…) phản ánh cho được nét đẹp của diễn viên qua nét mặt và động tác múa. Về ảnh dàn nhạc, thể hiện mối quan hệ giữa con người với nhạc cụ, hoặc chân dung diễn viên.
8. Ảnh báo chí: là một loại ảnh mang tính thời sự cao, có nội dung tư tưởng rõ ràng. Ảnh báo chí gồm nhiều thể loại.
Như ảnh tin là loại ảnh phổ biến nhất của thể loại báo chí, nó có nhiệm vụ thông tin sự kiện, những vấn đề thời sự diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh tin gồm 2 phần: Ảnh và lời chú thích, dẫn giải sự kiện cần đáp ứng được 5 “W” là: ai, tại sao, ở đâu, bao giờ và như thế nào.
9. Nhiếp ảnh tự nhiên: là phong cách nhiếp ảnh chụp ngoài trời và chuyên dùng để thể hiện các yếu tố tự nhiên như phong cảnh, động vật hoang dã, thực vật và cận cảnh các cảnh quan và kết cấu thiên nhiên. Nhiếp ảnh thiên nhiên có xu hướng nhấn mạnh hơn vào giá trị thẩm mỹ của bức ảnh so với các thể loại nhiếp ảnh khác, chẳng hạn như nhiếp ảnh báo chí và nhiếp ảnh tài liệu.
10. Nhiếp ảnh tường thuật: cũng gần giống như ảnh tin, nhưng là thông tin tổng hợp bằng kết cấu hữu cơ giữa ảnh và bài viết theo một chủ đề thống nhất. Ảnh tường thuật phải là một nhóm ảnh từ 3 ảnh trở lên. Nhóm ảnh này được sắp xếp theo trình tự thời gian của diễn biến sự kiện hoặc xếp theo trình tự không gian. Kết cấu của nhóm ảnh được phát triển theo logic, nội dung và hình thức thể hiện.
11. Nhiếp ảnh bình luận: Là loại ảnh nghị luận của báo chí, đưa đến cho người xem những chứng kiến, những nhận xét về vấn đề thời sự. Ảnh bình luận có hai cách diễn giải: Một bức ảnh đưa ra làm căn cứ cho bài bình luận kèm theo. Thông thường bức ảnh đó phải là một tài liệu có giá trị giàu sức thuyết phục. Bản thân bức ảnh xếp cạnh nhau là những bằng chứng, luận cứ của những lời nghị luận. Phần lớn đó là những bức ảnh đối lập nhau, những nghịch cảnh…
12. Nhiếp Ảnh tài liệu: Là những bức ảnh mang tính lịch sử, sự kiện có tác dụng để chứng minh một vấn đề. Ảnh tài liệu gồm: Ảnh tài liệu lịch sử, ảnh khoa học.
13. Nhiếp Ảnh phóng sự: Là một tập hợp gồm từ 3 ảnh trở lên. Những tập hợp ảnh này thể hiện một chủ đề, mỗi ảnh có nhiệm vụ chi tiết hoá các khía cạnh khác nhau của vấn đề đó, để đưa đến cho người xem một lượng thông tin lớn hơn.
Phóng sự ảnh là một thể loại rõ ràng sinh động của báo chí, nó tạo cho người xem hình dung được sự kiện xảy ra. Người làm phóng sự trước hết phải là người chứng kiến hoặc tham gia trực tiếp vào sự kiện đó và thay mặt cho sự kiện đó kể với người xem một cách chọn lọc những điểu mình chứng kiến. Phóng sự ảnh không đòi hỏi khái quát vấn đề, nhưng cần trình bày mạch lạc các bước phát triển theo trình tự xảy ra trong thực tế. Nói một cách rõ ràng nó là biên bản ghi chép có chọn lọc làm nổi bật nội dung cơ bản. Những sự kiện xảy ra có cái chính, cái phụ, người làm phóng sự cần phải chọn cho được cái chính và cái phụ, tức là nắm bắt được cốt lõi của sự kiện để lột tả bộ mặt thật của vấn đề. Vì thế người làm phóng sự không chỉ là người ghi chép những gì sự kiện xảy ra, mà trong đó chắt lọc lấy những nét điển hình làm nổi bật vấn đề mà người làm phóng sự quan tâm. Một bộ ảnh phóng sự ảnh không thiếu mà không trùng ảnh.
Trong cuộc sống thực tế sinh động hôm nay đòi hỏi người làm phóng sự cần phải có những yêu cầu sau:
Không có sự kiện không thể có phóng sự, nhưng không phải bất cứ sự kiện nào cũng làm được phóng sự. Phóng sự ảnh sinh ra từ sự kiện mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, những vấn đề hấp dẫn mà xã hội quan tâm. Ảnh phóng sự mang đến cho người xem hiểu một cách tường tận sâu sắc bản chất sự kiện để có nhận thức đúng.
Trong “dòng thác” sự kiện, phóng sự ảnh làm nổi bật và sâu sắc hơn những vấn đề mới mà xã hội đang quan tâm, tức là nhà nhiếp ảnh phải phát hiện những vấn đề cốt lõi điển hình của sự kiện. Trong phóng sự ảnh có sự đánh giá của phóng viên đối với những gì mà mình nhìn thấy. Muốn làm một phóng sự ảnh trước hết: phải xác định đề tài, xác định vấn đề cốt lõi, bản chất sự kiện sẽ xuất hiện ở đâu, vào lúc nào và tại sao…
14. Nhiếp Ảnh ký sự: là nói đến tính khái quát, tính điển hình hoá sự kiện và biến nó thành hình tượng nghệ thuật. Trong ký sự ảnh, sự kiện không phải là cái chính mà cái chính là hình tượng.
Khái niệm ký sự thường liên quan đến sự kể chuyện về một con người cụ thể hoặc một tập thể nào đó. Ký sự ảnh là một tác phẩm nghệ thuật mang tính báo chí. Nó là một bài ca về con người thật, sự việc có thật, nhưng không mang tính thời sự cấp bách mà yêu cầu tác giả xây dựng được hình tượng có ý nghĩa cho cả một thời kỳ, thậm chí vĩnh cửu.
Với nhiếp ảnh, mỗi thể loại đều mang một ý nghĩa riêng và chúng đều có mục đích khác nhau. Do đó việc xác định rõ các thể loại trong nhiếp ảnh là vấn đề rất cần thiết đối với những người quan tâm đến loại hình nghệ thuật này. Trong bài viết này, chung tôi sẽ giới thiệu đến bạn các thể loại nhiếp ảnh phổ biến nhất mà chúng tôi biết.
1. Nhiếp ảnh phong cảnh: là ghi lại một thiên nhiên mà con người trong ảnh (nếu có) không chiếm một vị trí quá lớn. Ảnh phong cảnh bao giờ cũng mang một ý đồ nghệ thuật, một nội dung tư tưởng rõ ràng. Thành công của một bức ảnh phong cảnh ngoài nội dung tư tưởng, ảnh phải mang được cái hồn của đất nước, địa danh, hoặc xứ sở nào đó. Đó là dấu ấn chủ quan hay là cái riêng của nhà nhiếp ảnh; đồng thời ảnh phải mang giá trị thẩm mỹ cao qua bố cục, đường nét, ánh sáng.
2. Nhiếp ảnh Chân dung: Văn học nghệ thuật nói chung, nhiếp ảnh nghệ thuật nói riêng bao giờ cũng lấy con người là đối tượng mô tả. Ảnh chân dung ngoài việc diễn tả con người với việc nhấn mạnh về nét mặt và hình dán, qua đó làm cho người xem cảm nhận được tâm trạng của nhân vật. Ảnh chân dung phải phản ánh được đặc điểm, tính cách của con người, thể hiện rõ, tình cảm tư tưởng của đối tượng. Chân dung không chỉ là một bức ảnh chụp gần, mà ở đó các quá trình biến đổi được ghi nhận trên nét mặt trở thành những thông tin mang tính hình tượng nghệ thuật và hình tượng nghệ thuật biến thành ý thức tư tưởng.
Ảnh chân dung có nhiều loại: Chân dung cận cảnh, chân dung gần với bối cảnh (phản ánh con người trong điều kiện sống và lao động của họ), chân dung tập thể…
3. Nhiếp ảnh kiến trúc: là ảnh mô tả kiến trúc như nhà ở, đường phố, chùa chiền… nhằm giới thiệu nét đẹp của kiến trúc. Trong ảnh kiến trúc có hai loại:
Ảnh kiến trúc tả thực: nó được mô tả vốn như của kiến trúc sư thiết kế, không bị biến dạng bởi kĩ thuật.
Ảnh kiến trúc khái quát chọn lọc: được chụp theo cảm hứng nghệ thuật, không bị ràng buộc bởi những nguyên tắc vuông góc, thẳng đứng song song… Tuỳ theo cảm hứng của nghệ sĩ, sẽ mang đến cho người xem cảm thụ kiến trúc thẩm mỹ.
4. Nhiếp ảnh quảng cáo: là những bức ảnh sử dụng các yếu tố kĩ thuật nhiếp ảnh để giới thiệu tới người xem với mục đích thương mại và du lịch về một mặt hàng, một ngành sản xuất, một tổ chức hay một vùng du lịch.
5. Nhiếp ảnh tĩnh vật: miêu tả đồ vật gắn bó với đời sống con người. Ảnh tĩnh vật không chỉ nhằm mục đích trang trí, mà chủ yếu mang ý đồ nghệ thuật để làm nổi nội dung tư tưởng, mang đến cho người xem một cảm nhận nào đó về ý nghĩa nhân văn, xã hội… Ảnh tĩnh vật đòi hỏi bố cục đẹp, rõ chất liệu của đồvật. Ảnh tĩnh vật có thể dùng ánh sang nhân tạo hoặc ánh sáng tự nhiên.
6. Nhiếp ảnh thể thao: Phản ánh phong phú bộ môn thể thao từ những buổi tập đến những cuộc thi đấu so tài. Ảnh thể thao phải phản ánh được nét của vận động viên trong quá trình tập luyện thi đấu mang tính nghệ thuật cao, thông qua những động tác hấp dẫn, những động tác ở thời điểm “cao trào”, những động tác phức tạp, bất bình thường. Vẻ đẹp ấy thể hiện trong gương mặt khoẻ mạnh, cơ thể cân đối.
7. Nhiếp ảnh sân khấu: phản ánh mọi hoạt động của diễn viên trong quá trình tập luyện, biểu diễn. Ảnh sân khấu đòi hỏi phải thể hiện cho được nội dung tư tưởng chủ yếu của vở diễn. Vì vậy, cần thể hiện ở những khoảnh khắc có sức biểu hiện cao nhất.
Ảnh sân khấu bao gồm: ảnh sân khấu có yếu tố kịch bản như kịch nói, tuồng chèo, cải lương… với loại sân khấu này, nhà nhiếp ảnh cần nghiên cứu kỹ kịch bản để chọn những cảnh tiêu biểu của vở diễn. Đối với ảnh vũ đạo (bale, múa dân tộc…) phản ánh cho được nét đẹp của diễn viên qua nét mặt và động tác múa. Về ảnh dàn nhạc, thể hiện mối quan hệ giữa con người với nhạc cụ, hoặc chân dung diễn viên.
8. Ảnh báo chí: là một loại ảnh mang tính thời sự cao, có nội dung tư tưởng rõ ràng. Ảnh báo chí gồm nhiều thể loại.
Như ảnh tin là loại ảnh phổ biến nhất của thể loại báo chí, nó có nhiệm vụ thông tin sự kiện, những vấn đề thời sự diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh tin gồm 2 phần: Ảnh và lời chú thích, dẫn giải sự kiện cần đáp ứng được 5 “W” là: ai, tại sao, ở đâu, bao giờ và như thế nào.
9. Nhiếp ảnh tự nhiên: là phong cách nhiếp ảnh chụp ngoài trời và chuyên dùng để thể hiện các yếu tố tự nhiên như phong cảnh, động vật hoang dã, thực vật và cận cảnh các cảnh quan và kết cấu thiên nhiên. Nhiếp ảnh thiên nhiên có xu hướng nhấn mạnh hơn vào giá trị thẩm mỹ của bức ảnh so với các thể loại nhiếp ảnh khác, chẳng hạn như nhiếp ảnh báo chí và nhiếp ảnh tài liệu.
10. Nhiếp ảnh tường thuật: cũng gần giống như ảnh tin, nhưng là thông tin tổng hợp bằng kết cấu hữu cơ giữa ảnh và bài viết theo một chủ đề thống nhất. Ảnh tường thuật phải là một nhóm ảnh từ 3 ảnh trở lên. Nhóm ảnh này được sắp xếp theo trình tự thời gian của diễn biến sự kiện hoặc xếp theo trình tự không gian. Kết cấu của nhóm ảnh được phát triển theo logic, nội dung và hình thức thể hiện.
11. Nhiếp ảnh bình luận: Là loại ảnh nghị luận của báo chí, đưa đến cho người xem những chứng kiến, những nhận xét về vấn đề thời sự. Ảnh bình luận có hai cách diễn giải: Một bức ảnh đưa ra làm căn cứ cho bài bình luận kèm theo. Thông thường bức ảnh đó phải là một tài liệu có giá trị giàu sức thuyết phục. Bản thân bức ảnh xếp cạnh nhau là những bằng chứng, luận cứ của những lời nghị luận. Phần lớn đó là những bức ảnh đối lập nhau, những nghịch cảnh…
12. Nhiếp Ảnh tài liệu: Là những bức ảnh mang tính lịch sử, sự kiện có tác dụng để chứng minh một vấn đề. Ảnh tài liệu gồm: Ảnh tài liệu lịch sử, ảnh khoa học.
13. Nhiếp Ảnh phóng sự: Là một tập hợp gồm từ 3 ảnh trở lên. Những tập hợp ảnh này thể hiện một chủ đề, mỗi ảnh có nhiệm vụ chi tiết hoá các khía cạnh khác nhau của vấn đề đó, để đưa đến cho người xem một lượng thông tin lớn hơn.
Phóng sự ảnh là một thể loại rõ ràng sinh động của báo chí, nó tạo cho người xem hình dung được sự kiện xảy ra. Người làm phóng sự trước hết phải là người chứng kiến hoặc tham gia trực tiếp vào sự kiện đó và thay mặt cho sự kiện đó kể với người xem một cách chọn lọc những điểu mình chứng kiến. Phóng sự ảnh không đòi hỏi khái quát vấn đề, nhưng cần trình bày mạch lạc các bước phát triển theo trình tự xảy ra trong thực tế. Nói một cách rõ ràng nó là biên bản ghi chép có chọn lọc làm nổi bật nội dung cơ bản. Những sự kiện xảy ra có cái chính, cái phụ, người làm phóng sự cần phải chọn cho được cái chính và cái phụ, tức là nắm bắt được cốt lõi của sự kiện để lột tả bộ mặt thật của vấn đề. Vì thế người làm phóng sự không chỉ là người ghi chép những gì sự kiện xảy ra, mà trong đó chắt lọc lấy những nét điển hình làm nổi bật vấn đề mà người làm phóng sự quan tâm. Một bộ ảnh phóng sự ảnh không thiếu mà không trùng ảnh.
Trong cuộc sống thực tế sinh động hôm nay đòi hỏi người làm phóng sự cần phải có những yêu cầu sau:
Không có sự kiện không thể có phóng sự, nhưng không phải bất cứ sự kiện nào cũng làm được phóng sự. Phóng sự ảnh sinh ra từ sự kiện mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, những vấn đề hấp dẫn mà xã hội quan tâm. Ảnh phóng sự mang đến cho người xem hiểu một cách tường tận sâu sắc bản chất sự kiện để có nhận thức đúng.
Trong “dòng thác” sự kiện, phóng sự ảnh làm nổi bật và sâu sắc hơn những vấn đề mới mà xã hội đang quan tâm, tức là nhà nhiếp ảnh phải phát hiện những vấn đề cốt lõi điển hình của sự kiện. Trong phóng sự ảnh có sự đánh giá của phóng viên đối với những gì mà mình nhìn thấy. Muốn làm một phóng sự ảnh trước hết: phải xác định đề tài, xác định vấn đề cốt lõi, bản chất sự kiện sẽ xuất hiện ở đâu, vào lúc nào và tại sao…
14. Nhiếp Ảnh ký sự: là nói đến tính khái quát, tính điển hình hoá sự kiện và biến nó thành hình tượng nghệ thuật. Trong ký sự ảnh, sự kiện không phải là cái chính mà cái chính là hình tượng.
Khái niệm ký sự thường liên quan đến sự kể chuyện về một con người cụ thể hoặc một tập thể nào đó. Ký sự ảnh là một tác phẩm nghệ thuật mang tính báo chí. Nó là một bài ca về con người thật, sự việc có thật, nhưng không mang tính thời sự cấp bách mà yêu cầu tác giả xây dựng được hình tượng có ý nghĩa cho cả một thời kỳ, thậm chí vĩnh cửu.
Theo tạp chí nhiếp ảnh