Giám Khảo Douglas L. Snyder: “Chất lượng các bài dự thi và tư duy của các thí sinh dù là SVKT hay KTS trẻ về kiến trúc xanh và bền vững vẫn khiến tôi nhớ mãi”
Spec Go Green International Awards 2019 đã bắt đầu khởi động. Hành trình 5 năm đã qua của giải Kiến Trúc Xanh dưới sự bảo trợ của Hội KTSVN, nhà tài trợ: Sơn SPEC – Công ty 4 Oranges, đơn vị tổ chức: Công ty CP Thiết kế và Truyền thông Kiến Việt đã thực sự tạo được nhiều dấu ấn. Năm 2018, tham gia lần đầu tiên với tư cách giám khảo, và với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công trình xanh, ông Douglas L. Snyder - phó giám đốc phụ trách Thiết kế bền vững – công ty ARDOR đã có những chia sẻ cùng BTC.
BTC: Xin chào ông. Năm đầu tiên là Giám Khảo cho giải Spec Go Green International Awards, cảm xúc của ông như thế nào?
GK Douglas: Đây là giải thưởng tầm cỡ đầu tiên về Kiến trúc xanh được tổ chức ở Việt Nam mà tôi tham dự với tư cách giám khảo. Chất lượng các bài dự thi và tư duy của các thí sinh dù là SVKT hay KTS trẻ về kiến trúc xanh và bền vững vẫn khiến tôi nhớ mãi.
BTC: Ông ấn tượng nhất với bài dự thi nào?
GK Douglas: Để chọn ra bài thi tạo được nhiều ấn tượng nhất có lẽ hơi khó. Với tôi, những bài dự thi được hội đồng chọn để trao giải đều là những đồ án / phương án thiết kế xuất sắc. Nhất là ở hạng mục KTS trẻ. Các KTS chú trọng rất nhiều đến không gian, đặc biệt là trong môi trường đô thị. Khi dân số ngày càng đông, chúng ta sẽ phải tìm ra phương án phù hợp để giải quyết các tòa nhà cũ. Cách các KTS giải quyết vấn đề về môi trường đô thị tạo cho tôi nhiều sự ngạc nhiên với tư duy sáng tạo của các bạn. Còn ở hạng mục SVKT, cách các bạn thể hiện sự hiểu biết của mình về “Thế nào là thiết kế xanh” làm tôi cũng như các giám khảo khác khá ngạc nhiên, và chúng tôi cảm thấy thú vị với hướng các bạn hiểu về Kiến trúc xanh và bền vững.
BTC: Ông có đánh giá như thế nào về dự án “Jackfruit Village” - giải Nhất hạng mục Kiến Trúc Sư trẻ Spec Go Green 2018?
GK Douglas: Phương án đạt giải Nhất của hạng mục Kiến trúc sư trẻ kết hợp thành công một số yếu tố của tính bền vững vào một bản thiết kế hài hòa. Cách diễn giải cấu trúc truyền thống theo quan niệm hiện đại cho thấy sự tôn trọng văn hóa bản địa và tiếp tục sử dụng các vật liệu xây dựng bền vững một cách có ý thức. Tất cả các thành phần của cấu trúc cho thấy sự tương tác chủ động và tích cực để hỗ trợ và nâng cao tính gắn kết về xã hội của ngôi làng. Bản thiết kế này cũng nhắc nhở chúng ta rằng những cách thức tiếp cận truyền thống đến việc làm mát và thông gió vẫn còn ý nghĩa và mang tính khả thi, ngay cả trong thời đại hiện nay.
BTC: Đâu là lý do ông đồng tình với các Giám Khảo khác khi lựa chọn “Module +” đạt giải giải Hội đồng hạng mục KTS trẻ Spec Go Green 2018?
GK Douglas: Giải Hội đồng dành cho kiến trúc sư trẻ vốn chú trọng đến sự tinh tế và thẩm mỹ, cũng như hướng tới một vấn đề cấp bách cả về cách thức và sau cùng là cấu trúc thực tế mà con người đang xây dựng. Cụ thể là những hoạt động mà chúng ta đang thực hiện không gây tác động lớn đến môi trường, giữ nguyên vẹn và làm phong phú tính tổng thể hài hòa của thiên nhiên. Các công trình xây dựng của chúng ta nên được tái chế hoặc tái sinh dễ dàng khi kết thúc chu trình sử dụng một cách hiệu quả.
BTC: Năm 2018, số lượng các bài dự thi ở hạng mục công trình, dự án vì cộng đồng tăng lên đáng kể. Ông có đánh giá như thế nào về phương án VAC Library.
GK Douglas: Phương án đạt giải Cộng đồng giới thiệu ý tưởng thiết kế là một sự pha trộn linh hoạt các hoạt động diễn ra trong một không gian công cộng được cộng đồng chia sẻ, với sự quan tâm đặc biệt hướng tới nền giáo dục cho mọi người. Việc tạo ra nguồn năng lượng bền vững được lồng ghép ở một mức độ phù hợp và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu tự cung cấp năng lượng - đây là một trong những mục tiêu chính được đặt ra cho tất cả các công trình mà chúng ta xây dựng.
BTC: Đó là các bài dự thi của các KTS trẻ, vậy với các bài dự thi của các sinh viên kiến trúc, ông đặc biệt ấn tượng với đồ án nào?
GK Douglas: Đó là 2 đồ án “Tháp nuôi Rừng” đạt giải Nhất của nhóm sinh viên đến từ Đại Học Kiến Trúc Thành Phố Hồ Chí Minh và đồ án “Mễ Trì Library” của sinh viên Đại Học Kiến trúc Hà Nội – giải Hội đồng hạng mục sinh viên Spec Go Green 2018.
“Tháp Nuôi Rừng” hướng tới nhu cầu cấp bách của xã hội. Phương án thiết kế đề cập đến những mối đe dọa hiện hữu từ vấn đề biến đổi khí hậu mà chúng ta đang phải đối mặt. Còn “Mễ Trì Library” cho thấy lối suy nghĩ chín chắn, cách tiếp cận khéo léo và tinh tế đến hình dạng và khối tích của công trình - yếu tố tạo nên các không gian nội thất đa dạng để tạo nên một sự trải nghiệm phong phú. Những đặc tính bền vững bao gồm sử dụng năng lượng tái tạo tại chỗ, ánh sáng tự nhiên và bóng đổ từ việc khai thác năng lượng mặt trời. Ngoài ra, khoảng không gian xanh rộng rãi quanh khu đất xây dựng nhắc chúng ta nhớ đến giá trị mà một hệ cảnh quan đầy sức sống, và thậm chí cả môi trường cư trú cần thực hiện nhằm thiết lập tính đa dạng của các loài sinh vật.
BTC: Nếu tiếp tục được mời làm giám khảo của Spec Go Green 2019, ông có nhận lời không?
GK Douglas: Tất nhiên là có, bởi tôi cảm thấy rất ấn tượng với những ý tưởng thiết kế của các KTS trẻ và các bạn SVKT tại Việt Nam. Nếu có cơ hội tiếp tục được trở thành thành viên của Hội đồng giám khảo giải thưởng Spec Go Green International Award 2019, tôi hi vọng sẽ được thấy nhiều hơn sự tiến bộ của các bạn KTS trẻ và các bạn SVKT với những ý tưởng hay và độc đáo theo hướng phát triển Kiến trúc xanh và bền vững.
BTC: Rất cảm ơn ông về những chia sẻ vừa rồi. Kính chúc ông thật nhiều sức khỏe để tiếp tục những đóng góp giá trị cho Kiến trúc xanh Việt Nam.
Ông Douglas L. Snyder đã có kinh nghiệm 20 năm làm việc trong lĩnh vực công trình xanh – bền vững. Hiện ông là phó giám đốc phụ trách Thiết kế bền vững – công ty ARDOR đồng thời giảng dạy tại nhiều trường đại học trong nước cũng như quốc tế. Ông đang là thành viên của Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam và là chuyên gia LEED được Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kì công nhận năm 2004.
Ngoài công tác chuyên môn, ông Douglas còn tham gia các tổ chức chuyên ngành bao gồm:
•Đại diện và Thành viên Ban Cố vấn Liên Hiệp Quốc (2011 – 2014) cho PRIDE – Viện Phát triển và Giáo dục Vành đai Thái Bình Dương
•Thành viên Ban Cố vấn Công ty Development Capital Strategies LLC, New York (2009 – 2011)
•Cố vấn Tổ chức các Hội nghị về Năng lượng Bền vững (2009 -2010) NESEA – Hiệp hồi Năng lượng Bền vững vùng Đông Bắc – Hội thảo Năng lượng Công trình 10
•Đồng sáng lập viên và Thành viên Ban Cố vấn, Tổ chức Phát triển Cộng đồng (2008 – 2010) Tập đoàn Khối Xanh (Mass Green) phía Tây, tiểu bang Massachussetts
Thông tin chi tiết về cuộc thi xem tại đây.
Website: www.specgogreen.com
Spec Go Green International Awards 2019 đã bắt đầu khởi động. Hành trình 5 năm đã qua của giải Kiến Trúc Xanh dưới sự bảo trợ của Hội KTSVN, nhà tài trợ: Sơn SPEC – Công ty 4 Oranges, đơn vị tổ chức: Công ty CP Thiết kế và Truyền thông Kiến Việt đã thực sự tạo được nhiều dấu ấn. Năm 2018, tham gia lần đầu tiên với tư cách giám khảo, và với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công trình xanh, ông Douglas L. Snyder - phó giám đốc phụ trách Thiết kế bền vững – công ty ARDOR đã có những chia sẻ cùng BTC.
BTC: Xin chào ông. Năm đầu tiên là Giám Khảo cho giải Spec Go Green International Awards, cảm xúc của ông như thế nào?
GK Douglas: Đây là giải thưởng tầm cỡ đầu tiên về Kiến trúc xanh được tổ chức ở Việt Nam mà tôi tham dự với tư cách giám khảo. Chất lượng các bài dự thi và tư duy của các thí sinh dù là SVKT hay KTS trẻ về kiến trúc xanh và bền vững vẫn khiến tôi nhớ mãi.
BTC: Ông ấn tượng nhất với bài dự thi nào?
GK Douglas: Để chọn ra bài thi tạo được nhiều ấn tượng nhất có lẽ hơi khó. Với tôi, những bài dự thi được hội đồng chọn để trao giải đều là những đồ án / phương án thiết kế xuất sắc. Nhất là ở hạng mục KTS trẻ. Các KTS chú trọng rất nhiều đến không gian, đặc biệt là trong môi trường đô thị. Khi dân số ngày càng đông, chúng ta sẽ phải tìm ra phương án phù hợp để giải quyết các tòa nhà cũ. Cách các KTS giải quyết vấn đề về môi trường đô thị tạo cho tôi nhiều sự ngạc nhiên với tư duy sáng tạo của các bạn. Còn ở hạng mục SVKT, cách các bạn thể hiện sự hiểu biết của mình về “Thế nào là thiết kế xanh” làm tôi cũng như các giám khảo khác khá ngạc nhiên, và chúng tôi cảm thấy thú vị với hướng các bạn hiểu về Kiến trúc xanh và bền vững.
BTC: Ông có đánh giá như thế nào về dự án “Jackfruit Village” - giải Nhất hạng mục Kiến Trúc Sư trẻ Spec Go Green 2018?
GK Douglas: Phương án đạt giải Nhất của hạng mục Kiến trúc sư trẻ kết hợp thành công một số yếu tố của tính bền vững vào một bản thiết kế hài hòa. Cách diễn giải cấu trúc truyền thống theo quan niệm hiện đại cho thấy sự tôn trọng văn hóa bản địa và tiếp tục sử dụng các vật liệu xây dựng bền vững một cách có ý thức. Tất cả các thành phần của cấu trúc cho thấy sự tương tác chủ động và tích cực để hỗ trợ và nâng cao tính gắn kết về xã hội của ngôi làng. Bản thiết kế này cũng nhắc nhở chúng ta rằng những cách thức tiếp cận truyền thống đến việc làm mát và thông gió vẫn còn ý nghĩa và mang tính khả thi, ngay cả trong thời đại hiện nay.
BTC: Đâu là lý do ông đồng tình với các Giám Khảo khác khi lựa chọn “Module +” đạt giải giải Hội đồng hạng mục KTS trẻ Spec Go Green 2018?
GK Douglas: Giải Hội đồng dành cho kiến trúc sư trẻ vốn chú trọng đến sự tinh tế và thẩm mỹ, cũng như hướng tới một vấn đề cấp bách cả về cách thức và sau cùng là cấu trúc thực tế mà con người đang xây dựng. Cụ thể là những hoạt động mà chúng ta đang thực hiện không gây tác động lớn đến môi trường, giữ nguyên vẹn và làm phong phú tính tổng thể hài hòa của thiên nhiên. Các công trình xây dựng của chúng ta nên được tái chế hoặc tái sinh dễ dàng khi kết thúc chu trình sử dụng một cách hiệu quả.
BTC: Năm 2018, số lượng các bài dự thi ở hạng mục công trình, dự án vì cộng đồng tăng lên đáng kể. Ông có đánh giá như thế nào về phương án VAC Library.
GK Douglas: Phương án đạt giải Cộng đồng giới thiệu ý tưởng thiết kế là một sự pha trộn linh hoạt các hoạt động diễn ra trong một không gian công cộng được cộng đồng chia sẻ, với sự quan tâm đặc biệt hướng tới nền giáo dục cho mọi người. Việc tạo ra nguồn năng lượng bền vững được lồng ghép ở một mức độ phù hợp và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu tự cung cấp năng lượng - đây là một trong những mục tiêu chính được đặt ra cho tất cả các công trình mà chúng ta xây dựng.
BTC: Đó là các bài dự thi của các KTS trẻ, vậy với các bài dự thi của các sinh viên kiến trúc, ông đặc biệt ấn tượng với đồ án nào?
GK Douglas: Đó là 2 đồ án “Tháp nuôi Rừng” đạt giải Nhất của nhóm sinh viên đến từ Đại Học Kiến Trúc Thành Phố Hồ Chí Minh và đồ án “Mễ Trì Library” của sinh viên Đại Học Kiến trúc Hà Nội – giải Hội đồng hạng mục sinh viên Spec Go Green 2018.
“Tháp Nuôi Rừng” hướng tới nhu cầu cấp bách của xã hội. Phương án thiết kế đề cập đến những mối đe dọa hiện hữu từ vấn đề biến đổi khí hậu mà chúng ta đang phải đối mặt. Còn “Mễ Trì Library” cho thấy lối suy nghĩ chín chắn, cách tiếp cận khéo léo và tinh tế đến hình dạng và khối tích của công trình - yếu tố tạo nên các không gian nội thất đa dạng để tạo nên một sự trải nghiệm phong phú. Những đặc tính bền vững bao gồm sử dụng năng lượng tái tạo tại chỗ, ánh sáng tự nhiên và bóng đổ từ việc khai thác năng lượng mặt trời. Ngoài ra, khoảng không gian xanh rộng rãi quanh khu đất xây dựng nhắc chúng ta nhớ đến giá trị mà một hệ cảnh quan đầy sức sống, và thậm chí cả môi trường cư trú cần thực hiện nhằm thiết lập tính đa dạng của các loài sinh vật.
BTC: Nếu tiếp tục được mời làm giám khảo của Spec Go Green 2019, ông có nhận lời không?
GK Douglas: Tất nhiên là có, bởi tôi cảm thấy rất ấn tượng với những ý tưởng thiết kế của các KTS trẻ và các bạn SVKT tại Việt Nam. Nếu có cơ hội tiếp tục được trở thành thành viên của Hội đồng giám khảo giải thưởng Spec Go Green International Award 2019, tôi hi vọng sẽ được thấy nhiều hơn sự tiến bộ của các bạn KTS trẻ và các bạn SVKT với những ý tưởng hay và độc đáo theo hướng phát triển Kiến trúc xanh và bền vững.
BTC: Rất cảm ơn ông về những chia sẻ vừa rồi. Kính chúc ông thật nhiều sức khỏe để tiếp tục những đóng góp giá trị cho Kiến trúc xanh Việt Nam.
Ông Douglas L. Snyder đã có kinh nghiệm 20 năm làm việc trong lĩnh vực công trình xanh – bền vững. Hiện ông là phó giám đốc phụ trách Thiết kế bền vững – công ty ARDOR đồng thời giảng dạy tại nhiều trường đại học trong nước cũng như quốc tế. Ông đang là thành viên của Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam và là chuyên gia LEED được Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kì công nhận năm 2004.
Ngoài công tác chuyên môn, ông Douglas còn tham gia các tổ chức chuyên ngành bao gồm:
•Đại diện và Thành viên Ban Cố vấn Liên Hiệp Quốc (2011 – 2014) cho PRIDE – Viện Phát triển và Giáo dục Vành đai Thái Bình Dương
•Thành viên Ban Cố vấn Công ty Development Capital Strategies LLC, New York (2009 – 2011)
•Cố vấn Tổ chức các Hội nghị về Năng lượng Bền vững (2009 -2010) NESEA – Hiệp hồi Năng lượng Bền vững vùng Đông Bắc – Hội thảo Năng lượng Công trình 10
•Đồng sáng lập viên và Thành viên Ban Cố vấn, Tổ chức Phát triển Cộng đồng (2008 – 2010) Tập đoàn Khối Xanh (Mass Green) phía Tây, tiểu bang Massachussetts
Thông tin chi tiết về cuộc thi xem tại đây.
Website: www.specgogreen.com