Bạn đang dần cảm thấy bị gò bó hay đang cảm thấy thiếu ý tưởng thiết kế? Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp bạn tìm kiếm ý tưởng và nguồn cảm hứng mới cho thiết kế.
1. Chú ý mọi thứ xung quanh
Rất dễ dàng để có thể chôn vùi mình trong các blog, mạng xã hội, và các kênh truyền hình kĩ thuật số khác mà chúng ta quên mất trong hiện tại. Nhưng khi bạn chú ý quan sát mọi thứ suung quanh trong thế giới thực bạn có thể tìm kiếm những ý tưởng mà bạn không ngờ tới.
Hình ảnh từ các bảng màu mùa thu
Bạn có thể tìm kiếm cảm hứng trong các tình huống hàng ngày: trong lúc đi xe bus, trong lúc đi du lịch hay là cả trên con đường bạn đi làm hằng ngày. Thiên nhiên và môi trường sống thường mang đến cho bạn những đối tượng sáng tạo không giới hạn, cảnh quan và bảng màu tự nhiên từ chính những màu sắc thân quen sẽ làm nên những điều kỳ diệu và nạp thêm rất nhiều năng lượng sáng tạo khác biệt cho bạn.
2. Đọc sách
Sách là một nguồn tri thức vô tận và nó cũng là một nguồn cảm hứng vô tận nếu bạn biết cách tận dụng. Trước khi bắt đầu một dự án, bạn thử gắng xem qua một số cuốn sách về các chủ đề mà bạn đang làm. Nếu thời hạn sắp đến gần thì chỉ cần đọc phần tóm tắt và lướt qua cuốn sách và xem liệu bạn có tìm được điều gì hữu ích hay không.
3. Từ thế giới Internet
Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm mọi thứ trên Internet, đây là một nguồn tài nguyên vô cùng to lớn. Có rất nhiều nơi bạn có thể tìm kiếm ý tưởng, chẳng hạn như Behance, Dribbble, Deviantart hay là DesignerVN.
Bạn có thể tham khảo những ý tưởng của các nhà thiết kế khác, từ đó chọn lọc được cái hay, cái dỡ của họ và biến ý tưởng đó theo cách riêng của bạn.
4. Cảm hứng từ âm nhạc
Âm nhạc có thể là một nguồn cảm hứng hữu ích cho các nghệ sĩ và nhà thiết kế. Âm nhạc có thể tạo ra cảm xúc và bầu không khí trong môi trường làm việc của bạn. Nhà thiết kế có thể chọn âm nhạc để phù hợp với dự án mà họ đang làm việc, các bản nhạc ballad nhẹ, lofi có thể giúp bạn tập trung và khơi gợi nguồn cảm hứng mạnh mẽ.
5. Thử làm những việc khác
Nếu đang gặp khó khăn, bị bí ý tưởng để giải quyết vấn đề nào đó thì đừng cố quá, đừng tự tạo áp lực cho mình. Một khi đã không có cảm hứng, não bộ đã không muốn hoạt động, dù bạn có cố gắng vắt óc suy nghĩ thì cũng không ra ý tưởng, không có kết quả gì cả. Tốt nhất là nên tạm gác công việc lại, thử làm những việc khác hoặc chỉ đơn giản là tự thưởng cho mình một chút thời gian để nghe nhạc thư giãn, xả stress, lấy lại cảm hứng để khơi nguồn ý tưởng.
6. Lập sơ đồ tư duy
Thử lập một bản đồ tư duy, từ đó gạch ra đó những ý tưởng, viết ra những gì mà bạn quan tâm và những gì mà bạn cần giải quyết, sau đó sắp xếp và tổ chức lại các thông tin sao cho phù hợp. Đồng thời bạn cũng phải chủ động học cách quản lý thời gian, cải thiện hiệu suất công việc để mọi việc được giải quyết ổn thỏa và khoa học. Có như vậy, tiến độ công việc mới được đảm bảo và bạn không phải rơi vào tình trạng khủng hoảng hay stress dẫn đến bị thiếu ý tưởng.
Đừng để ý tưởng vụt mất
Đừng tự hào vì mình có một trí nhớ tuyệt vời. Các ý tưởng có thể lóe lên trong đầu bạn một lúc rồi vụt tắt. Hãy cố gắng gạch ra những ý tưởng trong đầu vào một cuốn sổ hoặc tờ giấy nào đó, càng chi tiết càng tốt, bạn có thể chia sẻ ý tưởng đó với sếp, đồng nghiệp hay quản lý của mình, đừng để ý tưởng vụt mất như vậy sẽ rất lãng phí đó.
1. Chú ý mọi thứ xung quanh
Rất dễ dàng để có thể chôn vùi mình trong các blog, mạng xã hội, và các kênh truyền hình kĩ thuật số khác mà chúng ta quên mất trong hiện tại. Nhưng khi bạn chú ý quan sát mọi thứ suung quanh trong thế giới thực bạn có thể tìm kiếm những ý tưởng mà bạn không ngờ tới.
Hình ảnh từ các bảng màu mùa thu
Bạn có thể tìm kiếm cảm hứng trong các tình huống hàng ngày: trong lúc đi xe bus, trong lúc đi du lịch hay là cả trên con đường bạn đi làm hằng ngày. Thiên nhiên và môi trường sống thường mang đến cho bạn những đối tượng sáng tạo không giới hạn, cảnh quan và bảng màu tự nhiên từ chính những màu sắc thân quen sẽ làm nên những điều kỳ diệu và nạp thêm rất nhiều năng lượng sáng tạo khác biệt cho bạn.
2. Đọc sách
Sách là một nguồn tri thức vô tận và nó cũng là một nguồn cảm hứng vô tận nếu bạn biết cách tận dụng. Trước khi bắt đầu một dự án, bạn thử gắng xem qua một số cuốn sách về các chủ đề mà bạn đang làm. Nếu thời hạn sắp đến gần thì chỉ cần đọc phần tóm tắt và lướt qua cuốn sách và xem liệu bạn có tìm được điều gì hữu ích hay không.
3. Từ thế giới Internet
Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm mọi thứ trên Internet, đây là một nguồn tài nguyên vô cùng to lớn. Có rất nhiều nơi bạn có thể tìm kiếm ý tưởng, chẳng hạn như Behance, Dribbble, Deviantart hay là DesignerVN.
Bạn có thể tham khảo những ý tưởng của các nhà thiết kế khác, từ đó chọn lọc được cái hay, cái dỡ của họ và biến ý tưởng đó theo cách riêng của bạn.
4. Cảm hứng từ âm nhạc
Âm nhạc có thể là một nguồn cảm hứng hữu ích cho các nghệ sĩ và nhà thiết kế. Âm nhạc có thể tạo ra cảm xúc và bầu không khí trong môi trường làm việc của bạn. Nhà thiết kế có thể chọn âm nhạc để phù hợp với dự án mà họ đang làm việc, các bản nhạc ballad nhẹ, lofi có thể giúp bạn tập trung và khơi gợi nguồn cảm hứng mạnh mẽ.
5. Thử làm những việc khác
Nếu đang gặp khó khăn, bị bí ý tưởng để giải quyết vấn đề nào đó thì đừng cố quá, đừng tự tạo áp lực cho mình. Một khi đã không có cảm hứng, não bộ đã không muốn hoạt động, dù bạn có cố gắng vắt óc suy nghĩ thì cũng không ra ý tưởng, không có kết quả gì cả. Tốt nhất là nên tạm gác công việc lại, thử làm những việc khác hoặc chỉ đơn giản là tự thưởng cho mình một chút thời gian để nghe nhạc thư giãn, xả stress, lấy lại cảm hứng để khơi nguồn ý tưởng.
6. Lập sơ đồ tư duy
Thử lập một bản đồ tư duy, từ đó gạch ra đó những ý tưởng, viết ra những gì mà bạn quan tâm và những gì mà bạn cần giải quyết, sau đó sắp xếp và tổ chức lại các thông tin sao cho phù hợp. Đồng thời bạn cũng phải chủ động học cách quản lý thời gian, cải thiện hiệu suất công việc để mọi việc được giải quyết ổn thỏa và khoa học. Có như vậy, tiến độ công việc mới được đảm bảo và bạn không phải rơi vào tình trạng khủng hoảng hay stress dẫn đến bị thiếu ý tưởng.
Đừng để ý tưởng vụt mất
Đừng tự hào vì mình có một trí nhớ tuyệt vời. Các ý tưởng có thể lóe lên trong đầu bạn một lúc rồi vụt tắt. Hãy cố gắng gạch ra những ý tưởng trong đầu vào một cuốn sổ hoặc tờ giấy nào đó, càng chi tiết càng tốt, bạn có thể chia sẻ ý tưởng đó với sếp, đồng nghiệp hay quản lý của mình, đừng để ý tưởng vụt mất như vậy sẽ rất lãng phí đó.