Photographer Cách kiểm soát các thông số trên máy ảnh

Để có được những bức hình như ý muốn, trước khi chinh phục những kỹ thuật chụp đòi hỏi kỹ thuật cao, điều cơ bản trước tiên là bạn phải làm chủ được các thông số trên chiếc máy ảnh của mình. Vậy làm cách nào để có thể kiểm soát các thông số của máy ảnh? Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt một số thông số trên máy ảnh mà những người mới bắt đầu tập tành cần lưu ý.

ky-nang-chup-anh.jpeg

1. Các chế độ chụp

Với công nghệ hiện đại ngày nay, các máy ảnh đều hổ trợ người dùng một cách tối đa. Các nhà sãn xuất máy ảnh đã trang bị cho những đứa con cưng của mình các nút chức năng cũng như các mode dial để phù hợp với các chế độ chụp của người dùng như: chân dung, phong cảnh, marco, thể thao, kiến trúc… Các mode có thể liệt kê ra như sau:

-M - người dùng kiểm soát hoàn toàn khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO, WB…;-A, AV - (ưu tiên khẩu độ) - người dùng kiểm soát các thông số khác ngoại trừ tốc độ màn trập;

-S - TV (ưu tiên tốc độ màn trập) - người dùng kiểm soát các thông số khác ngoại trừ khẩu độ;

-P : người dùng có thể điều chỉnh mọi thông số ngoại trừ khẩu độ và tốc độ màn trập (gần giống chế độ Auto).

kham_pha_cac_che_do_chup_sang_tao_tren_may_anh_dslr_2-550.jpg
2. Tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập là thời gian để màn trập mở cho ánh sáng đi vào cảm biến. Đây là thông số quan trọng nhất của máy ảnh quyết định độ sáng cũng như độ sắc nét của ảnh.

Tốc độ màn trập là đơn vị được tính bằng giây và nó nằm trong khoảng 30s – 1/4000s cho tới 1/10000s. Tốc độ màn trập càng nhanh giúp bạn dể dàng đóng bang các chuyển động của chủ thể và ngược lại, tốc độ màn trập càng chậm cho phép bạn có thể phơi sáng càng lâu.

cac-thong-so-iso-toc-do-man-trap-khau-do-anh-huong-the-nao-toi-anh-chup.jpg

3. ISO

ISO là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh, thể hiện bằng các con số như 100, 200, 800…. và có thể lên đến vài triệu. Nâng cao ISO thường được sử dụng khi chụp trong các tình huống thiếu sáng nhưng muốn có tốc độ chụp cao hơn tuy nhiên chất lượng ảnh sẽ giảm xuống do độ nhiễu hạt lúc này tăng lên.

ISO-exposure-1024x506.jpg

4. Khẩu độ

Khẩu độ là độ mở của các lá khẩu tích hợp bên trong ống kính, giống như chiếc van để điều chỉnh ánh sáng đi vào cảm biến và quyết định đến độ sâu trường ảnh.

Khẩu độ mở được biểu diễn bằng giá trị 1/f – hay F-stop. Giá trị f càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn sẽ cho phép bạn chụp trong điều kiện thiếu sáng cao, tuy nhiên độ sâu trường ảnh (DOF) sẽ nông (mỏng) hơn và ngược lại.

Lam-the-nao-de-kiem-soat-cac-thong-so-tren-may-anh%20(6).jpg

5. Chế độ bù sáng


Hầu như mọi máy ảnh trên thị trường hiện nay đều có thể điều chỉnh độ phơi sáng, kể cả những máy tự động hoàn toàn.Độ sáng của đối tượng được chụp là yếu tố quan trọng nhất quyết định độ phơi sáng của ảnh. Do đó, tất cả các máy ảnh đều phải đo độ sáng của đối tượng trước khi chụp. Bù sáng được sử dụng bằng nút +/- trên máy. Đa số các máy ảnh bố trí nút này ở phía sau máy. Khi chọn nút này, bạn sẽ thấy trên màn hình hiện lên một dải vạch với số 0 ở giữa, bên trái là các giá trị -1, -2, bên phải là các giá trị +1, +2. Và dĩ nhiên là muốn chọn giảm sáng chọn "–", muốn tăng sáng chọn "+".

6. Cân bằng trắng

Ánh sáng xuất hiện với các màu sắc khác nhau tùy thuộc vào nguồn sáng. Cân bằng trắng sẽ khắc phục tác động của màu ánh sáng đối với ảnh, giúp màu sắc của hình ảnh chính xác nhất có thể. Các máy ảnh mặc định được chỉnh về giá trị Cân bằng trắng tự động (AWB). Ở chế độ này, máy ảnh sẽ phân tích hình ảnh và định ra cân bằng trắng tốt nhất dựa theo thuật toán có sẵn.

Lam-the-nao-de-kiem-soat-cac-thong-so-tren-may-anh%20(4).jpg
Các tùy chỉnh cân bằng trắng còn lại được sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ màu tăng dần như: ngoài trời, trời có mây, mưa, mù, đèn dây tóc , đèn huỳnh quang, đèn flash và chỉnh WB bằng nhiệt độ màu (K).


 

Bình luận mới

DesignerVN là chuyên trang cung cấp thông tin dành cho cộng đồng Designer, nhà thiết kế Việt Nam. Thư viện font chữ, tài nguyên thiết kế đa dạng.
Back
Bên trên