Bố cục trong thiết kế và các nguyên tắc bố cục Designer cần nắm vững

Bố cục đóng vai trò quan trọng trong thiết kế đồ họa. Bố cục đề cập đến việc sắp xếp các phần tử trên một trang thường đề cập đến vị trí cụ thể của hình ảnh, văn bản và các thành phần. Hiểu cách bố trí thiết kế là điều rất quan trọng. Nếu bố cục không được hiểu chính xác, bạn sẽ không truyền đạt được chính xác nội dung truyền và sẽ bị lãng phí chi phí quảng cáo đối với những doanh nghiệp.

Bố cục trong thiết kế là gì?

Bố cục là việc sử dụng các mẫu, đồ họa và không gian để tạo ra một thiết kế, cảm xúc và tạo sự tương tác. Nó là một trong những công cụ cốt lõi của thiết kế đồ họa. Theo nhiều cách, dàn trang (layout) và bố cục (composition) tạo thành các khối trong thiết kế, giúp cho thiết kế trông có cấu trúc và dễ dàng điều hướng, từ lề các cạnh đến nội dung trung tâm.

Tại sao bố cục trong thiết kế lại quan trọng đến vậy? Nói ngắn gọn, nó chính là cách sắp xếp nội dung của bạn, dù bạn đang làm việc với văn bản, hình ảnh hay các yếu tố đồ họa. Nếu không có bố cục hợp lí, tác phẩm của bạn về cơ bản sẽ sụp đổ.


CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ SẮP XẾP BỐ CỤC TRONG THIẾT KẾ

Chìa khóa đề làm chủ cách dàn trang và bố cục là suy nghĩ như một designer. May mắn là điều này dễ hơn bạn tưởng. Có 5 nguyên tắc cơ bản sẽ giúp khiến thiết kế của bạn thay đổi và mài sắc mắt nhìn với thiết kế. Hãy ghi nhớ và tìm cách ứng dụng những nguyên tắc này trong các dự án tiếp theo của bạn.

layout_principles.png

H
IỆU ỨNG LÂN CẬN

Hiệu ứng lân cận cốt là sử dụng không gian thị giác (visual space) để tạo ra mối liên hệ giữa các phần nội dung. Thực tế, điều này khá đơn giản: tất cả những gì bạn cần làm là đảm bảo những phần liên quan được nhóm lại với nhau. Ví dụ các khối văn bản hoặc các thành phần đồ họa như hình dưới đây.

layout_proximity_business.png

Những nhóm không liên quan đến nhau nên được tách ra để nhấn mạnh trực quan. Sau cùng, điều này giúp cho sản phẩm của bạn trở nên dễ hiểu dù chỉ nhìn thoáng qua, dù là văn bản thuần hay liên quan nhiều tới thị giác hơn.

layout_proximity_examples.png

KHÔNG GIAN TRẮNG


Không gian trắng (hay còn gọi là khoảng trống) là phần quan trọng trong mọi bố cục. White space không có nghĩa chỉ có màu trắng; nó còn được gọi là ‘không gian âm’ (negative space), là không gian giữa các phần nội dung, giữa các dòng hay thậm chí là phần ngoài lề.

[bhl]Tìm hiểu thêm về: 4 điều về khoảng trắng trong thiết kế[/bhl]

layout_whitespace_business2.png

Không có 1 cách cụ thể nào để ứng dụng đúng, vì thế tốt hơn ta nên hiểu rõ về mục đích của không gian trắng. Không gian trắng giúp chia tách rõ ràng các phần khác nhau, cho nội dung của bạn một khoảng để thở. Nếu thiết kế của bạn trông có vẻ lộn xộn và khó chịu, có lẽ 1 chút không gian trắng chính là cái mà bạn cần.

layout_whitespace_sunshine.png

CĂN CHỈNH


Căn chỉnh là việc bạn vẫn làm suốt mà thậm chí không nhận ra. Bất cứ khi nào bạn gõ một đoạn văn bản hay viết mail, các dòng được căn tự động.

layout_alignment_text.png

Khi bạn tự căn chỉnh các đối tượng (hình ảnh hay text box), cần một số thủ thuật để làm đúng. Điều quan trọng nhất là sự nhất quán.

layout_alignment_monkeys.png

Có thể hữu ích khi tưởng tượng nội dung của bạn được sắp xếp trong một khung lưới, như minh họa dưới đây. Chú ý vào đường vô hình căn thẳng tâm của hình ảnh với chữ như thế nào? Mỗi nhóm được căn chỉnh với khoảng cách đều nhau và kích cỡ lề như nhau.

Chính sự chú ý tiểu tiết này giúp bạn dễ dàng điều hướng bố cục. Nếu không có sự căn chỉnh nhất quán, tác phẩm của bạn có thể sẽ trông thiếu tổ chức.

TƯƠNG PHẢN


Sự tương phản nghĩa là một đối tượng trông khác với phần còn lại. Trong dàn trang và bố cục, sự tương phản có thể hữu ích với bạn, như thu hút mắt người đọc, tạo điểm nhấn hay kêu gọi sự chú ý với những điều quan trọng.

Để tạo sự tương phản trong hình dưới đây, chúng tôi sử dụng màu sắc, nhiều kiểu chữ và các kích cỡ khác nhau cho đối tượng. Điều này làm cho thiết kế năng động hơn, do đó, truyền đạt thông điệp hiệu quả hơn.

layout_contrast_caution.png

PHÂN CẤP


Sự tương phản khá gần gũi với sự phân cấp – một kĩ thuật thị giác giúp người xem điều hướng trên tác phẩm của bạn. Nói cách khác, nó cho biết nên bắt đầu đọc từ đâu đến đâu bằng cách dùng những cấp độ nhấn mạnh khác nhau.

layout_hierarchy_eyes.png

Thiết lập hierarchy khá đơn giản: Làm nổi bật phần mà bạn muốn người đọc chú ý đầu tiên. Những mục cấp cao thường được viết to hơn, đậm hơn hoặc trông hút mắt hơn.

layout_hierarchy_example.png


SỰ LẶP LẠI


Sự lặp lại gợi nhắc rằng mọi tác phẩm nên có cái nhìn và cảm nhận nhất quán. Có nghĩa là bạn cần củng cố bố cục trong thiết kế của mình bằng cách lặp lại những đối tượng chính.

layout_repetition_slide1.png

Ví dụ nếu bạn có một bảng màu cụ thể, hãy tìm cách để sử dụng nó. Nếu bạn đã chọn được một kiểu tiêu đề đặc biệt, hãy luôn sử dụng nó trong suốt thiết kế.

layout_repetition_slide2.png

Điều này không chỉ vì lí do thẩm mỹ, mà tính nhất quán sẽ giúp sản phẩm của bạn dễ đọc hơn. Khi người xem biết mong chờ điều gì, họ sẽ thoải mái và tập trung hơn vào nội dung.

layout_repetition_slide3.png

TẠM KẾT


Bạn có thể nói dàn trang và bố cục trong thiết kế giống như người hùng thầm lặng. Vai trò của chúng dễ bị xem nhẹ nhưng chúng vẫn là một phần trong mọi công việc của bạn.

layout_batsignal.png

Những nguyên tắc bạn vừa được học sẽ giúp ích trong mọi dự án sau này. Tất cả những gì bạn cần là một chút chú tâm vào tiểu tiết và rồi bạn sẽ tự mình tạo ra những bố cục đẹp và trông thật chuyên nghiệp.

Có tham khảo Gcflearnfree và HuyPhotoshop
 

Đính kèm

  • Layout-design.jpg
    Layout-design.jpg
    179.6 KB · Lượt xem: 0
  • layout.jpg
    layout.jpg
    99.4 KB · Lượt xem: 0
  • Thẻ Thẻ
    bố cục thiết kế layout thiết kế
  • DesignerVN là chuyên trang cung cấp thông tin dành cho cộng đồng Designer, nhà thiết kế Việt Nam. Thư viện font chữ, tài nguyên thiết kế đa dạng.
    Back
    Bên trên