HolyHoang
KOL
Light Painting là một kỹ thuật hình ảnh có sử dụng một nguồn ánh sáng di chuyển.
Light Painting là một kỹ thuật hình ảnh có sử dụng một nguồn ánh sáng di chuyển để thêm ánh sáng vào một đối tượng bị thiếu sáng trong khung cảnh khi chụp một bức ảnh có thời gian phơi sáng dài. Với kỹ thuật này, các đối tượng đang bị tối hoặc không được ánh sáng chiếu tới trong cảnh bạn định chụp sẽ được tô sáng lên nhờ một nguồn sáng hỗ trợ.
Kỹ thuật Light Painting đòi hỏi người chụp ảnh phải rất kiên nhẫn và luyện tập nhiều thì mới có thể tạo ra những bức ảnh đẹp. Tuy nhiên, hãy cứ nghĩ một cách đơn giản là: Light Painting cũng chỉ là một trong rất nhiều kỹ thuật chụp ảnh ánh sáng yếu khác, và nó sử dụng một nguồn ánh sáng chuyển động hỗ trợ từ bên ngoài nâng cao chất lượng hình ảnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về chụp ảnh Light Painting trong bài viết này.
Để chụp Light Painting bạn cần chuẩn bị những điều sau:
Dụng cụ
– Máy ảnh: Bất kỳ máy ảnh kỹ thuật số nào có khả năng cài đặt thủ công (chế độ Bulb).
– Chân máy: Một trong những công cụ quan trọng nhất để tạo ra những bức ảnh chụp bằng kỹ thuật Light Painting là một chân máy khỏe. Trong hầu hết các trường hợp, màn trập của bạn sẽ được mở trong vài phút và máy ảnh của bạn không được dịch chuyển/rung trong suốt thời gian phơi sáng.
– Dây bấm mềm: có thể sử dụng một dây cáp nối hoặc một điều khiển từ xa để bấm nút chụp, điều này nhằm hạn chế tối đa những chuyển động dù nhỏ nhất trên máy ảnh. Nếu bạn không có dụng cụ này, hãy sử dụng chức năng hẹn giờ của máy ảnh.
– Đồng hồ bấm giây (stop watch): dùng để kiểm soát thời gian phơi sáng.
– Nguồn sáng: có thể sử dụng nhiều loại ánh sáng khác nhau để thực hiện Light Painting, gồm: đèn pin, đuốc, đèn laser, gậy phát sáng, đèn flash hoặc đèn nháy (strobe), điện thoại di động, hay thậm chí nến. Những nguồn ánh sáng này chính là cây bút lông để bạn “vẽ” bức tranh của bạn. Nói chung bạn có thể dùng bất cứ thứ gì có thể tạo ra ánh sáng. Lưu ý: Nguồn ánh sáng khác nhau sẽ tạo ra màu sắc khác nhau của ánh sáng. Ví dụ, nguồn ánh sáng từ đèn LED sẽ cho màu xanh và lạnh, trong khi nguồn sáng từ đèn halogen sẽ cho màu ấm hơn (màu cam).
– Tấm lọc màu (color gel): dùng để áp lên phía trước chiếc đèn của bạn để thay đổi màu của ánh sáng và thêm màu sắc cho bức tranh của bạn.
Cài đặt camera
– Chế độ chụp: Sử dụng chế độ Manual (M), cho phép bạn thiết lập tốc độ màn trập và khẩu độ.
– Chất lượng hình ảnh: Cài chất lượng hình ảnh của bạn ở chế độ chụp RAW, cho phép bạn ghi lại càng nhiều thông tin về hình ảnh của bạn càng tốt. Khi đó bạn sẽ có thể chỉnh sửa ảnh thêm ở khâu hậu kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi chụp RAW thì điều này cũng không bắt buộc, nhưng là một khuyến cáo bạn cần quan tâm.
– Cân bằng trắng: Nếu bạn đang muốn cân bằng ánh sáng của bạn với nguồn sáng hỗ trợ, chọn thiết lập Incandescent hay Tungsten. Tuy nhiên, đôi khi thử nghiệm với các thiết lập cân bằng trắng khác có thể mang lại một số hiệu ứng ánh sáng thú vị. Cân bằng trắng Daylight là một điểm khởi đầu tốt nếu bạn muốn sử dụng các tông màu của nguồn ánh sáng của bạn. Tự động cân bằng trắng không được khuyến khích.
– ISO: Đặt một ISO thấp, chẳng hạn như 100.
– F-stop hay Khẩu độ: Đặt ở f / 8 hoặc f / 10, cho phép bạn có được độ sâu trường ảnh (DoF) tốt hơn và cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập lâu hơn.
– Tốc độ màn trập: Thiết lập chế độ Bulb, khi đó tốc độ màn trập thực tế của bạn sẽ được xác định bởi số lượng của ánh sáng môi trường xung quanh trong cảnh.
– Độ sáng màn hình LCD: Giảm độ sáng của màn hình xem ảnh LCD, bởi vì thiết lập bình thường (Normal) là quá sáng vào ban đêm và sẽ làm cho hình ảnh của bạn trông tươi sáng trong khi nó thực sự bị thiếu sáng.
– Histogram: Sử dụng biểu đồ histogram để giúp kiểm tra phơi sáng. Nếu biểu đồ histogram thể hiện các cột tín hiệu nhiều hơn về bên trái, hình ảnh của bạn sẽ bị tối.
– Blinkies: Bật chế độ blinkies khi xem lại ảnh để được cảnh báo về những vùng bị lốp sáng trong ảnh, từ đó điều chỉnh thời gian phơi sáng.
– Ổn định hình ảnh: Thiết lập Off. Với máy ảnh của bạn đặt trên chân máy, việc bật chế độ ổn định hình ảnh có thể lại khiến ảnh của bạn bị mờ nhòe.
– Giảm nhiễu do phơi sáng lâu: nên thiết lập là Off. Thiết lập này có thể để là On, nhưng sẽ khiến cho thời gian phơi sáng bị tăng gấp đôi khi máy ảnh thực hiện phơi sáng lần thứ hai để giúp loại bỏ nhiễu. Nếu máy ảnh của bạn được thiết lập ở một mức ISO thấp, mức độ nhiễu sẽ đủ thấp trong hầu hết các trường hợp để làm cho thiết lập này không cần thiết. Tuy nhiên, vẫn nên kiểm tra độ nhiễu cẩn thận, và một số máy ảnh cũ có thể đòi hỏi phải đặt thiết lập này là On để có được mức độ nhiễu chấp nhận được.
Hãy bắt đầu với ánh sáng môi trường xung quanh
Bước đầu tiên trước khi bắt đầu bất kỳ bức ảnh Light Painting nào là phải xác định ánh sáng môi trường xung quanh trong khung cảnh của bạn. Xác định thời gian phơi sáng cần thiết có thể đòi hỏi bạn phải thử nghiệm những lần phơi sáng kéo dài 3-4 phút. Dưới đây là một mẹo nhỏ có thể giúp đẩy nhanh quá trình này.
– Thiết lập ISO của bạn đến sáu điểm dừng cao hơn mức ISO bạn định sử dụng. Ví dụ, nếu bạn đang định chụp ở ISO 100, hãy đặt thiết lập ISO 6400.
– Với máy ảnh đặt ở ISO 6400, thử nghiệm để tìm ra bạn cần bao nhiêu giây để có thể thu được ánh sáng môi trường xung quanh. Chú ý: mỗi giây phơi sáng ở ISO 6400 bằng một phút ở ISO 100.
– Tiếp đó, thiết lập ISO của bạn trở lại mức 100 và chuẩn bị để bắt đầu phơi sáng của bạn trong vài phút thay vì giây. Nhiều máy ảnh có mức ISO thấp nhất là 200 nên 6 điểm dừng cao hơn sẽ là 12800, và nếu bạn có máy ảnh ISO thấp nhất là 50, sáu điểm dừng cao hơn sẽ là 3200.
Phơi sáng 30 giây ở ISO 800. Hình ảnh này đã được tăng ISO để rút ngắn thời gian phơi sáng xuống 30 giây, vì thời gian phơi sáng lâu hơn có thể gây ra các vệt mờ nhòe ở các ngôi sao. Kỹ thuật Light Painting được áp dụng từ phía trước của đối tượng mà không để cho ánh sáng rọi trực tiếp trở lại vào máy ảnh. Ảnh: Bruce Wunderlich
Lấy nét
Lấy nét là một bước quan trọng và trong bóng tối đôi khi khó thực hiện được. Cách đơn giản nhất để lấy nét là rọi một nguồn sáng vào một vị trí nào đó trong cảnh mà bạn đã xác định phải được lấy nét. Sử dụng lấy nét tự động, đặt điểm lấy nét của bạn nơi có ánh sáng và chắc chắn rằng máy ảnh của bạn sẽ lấy nét ở điểm đó. Bây giờ thay đổi từ lấy nét tự động sang lấy nét bằng tay và điểm lấy nét của bạn không thay đổi. Nhưng hãy nhớ, nếu bạn di chuyển máy ảnh bạn phải bật chế độ tự động lấy trở lại và thực hiện lấy nét lại.
Phơi sáng
Như vậy, bạn đã xác định được thời gian phơi sáng và máy ảnh đang lấy nét vào chủ đề của bạn. Lúc này thời gian phơi sáng bắt đầu và bạn cũng bắt đầu “vẽ”. Hầu hết các máy ảnh sẽ cho phép bạn thiết lập thời gian phơi sáng lên đến 30 giây. Đối với phơi sáng hơn 30 giây, đặt tốc độ màn trập ở chế độ Bulb. Sử dụng dây bấm mềm hoặc điều khiển từ xa để kích hoạt nút chụp. Màn trập của bạn sẽ vẫn mở cho đến khi bạn nhấn nút chụp một lần nữa. Sử dụng đồng hồ bấm giây hoặc hẹn giờ trên điện thoại để đếm chính xác thời gian phơi sáng.
Vintage 1971: chiếc xe buýt này được vẽ bằng ánh sáng đèn flash LED ở bên ngoài, với một ánh sáng thứ hai được sử dụng bên trong để thắp sáng lên trong xe. Cân bằng trắng được thiết lập ở Day light, giúp tạo ra ánh sáng mát dịu xung quanh xe. Ảnh: Bruce Wunderlich.
Kỹ thuật “vẽ” bằng ánh sáng
– Vẽ từ ngoài vào trong: Đừng có chỉ đứng đằng sau máy ảnh của bạn và quét ánh sáng lên xung quanh khung cảnh của bạn. Vẽ các phần có bề mặt phẳng và theo hướng từ bên ngoài vào (vẽ từ các cạnh của ảnh trước), như thế sẽ không làm bức ảnh của bạn bị gợn.
– Vẽ từ nhiều góc độ khác nhau: Ví dụ, khi vẽ phần mặt đất thì để nguồn sáng ở mức thấp và lia ánh sáng trải rộng trên mặt đất. Cách này giúp cho mặt đất sẽ xuất hiện bằng phẳng khi bức ảnh hoàn thành và hiển thị được tất cả các chi tiết trên mặt đất. Ngoài ra, bằng cách thêm ánh sáng từ nhiều góc độ, hình ảnh kết quả của bạn sẽ có một hiệu ứng 3 chiều thú vị.
– Đừng đứng giữa camera và nguồn ánh sáng của bạn: trong nhiều trường hợp nếu không để ý cẩn thận, bạn sẽ vô tình bước vào khu vực cấm này trong lúc máy ảnh đang phơi sáng và bạn sẽ thấy một bóng ma trong hình ảnh kết quả.
– Mặc loại quần áo tối màu, không phản quang, và chú ý đừng có di chuyển loanh quanh.
– Đừng chiếu nguồn sáng vào mặt sau của máy ảnh, nếu không bạn sẽ tạo ra một đốm sáng trong bức ảnh kết quả.
– Sử dụng ánh sáng đèn flash với một bộ lọc màu đỏ khi bạn cần kiểm tra máy ảnh của bạn để thực hiện các điều chỉnh. Ánh sáng đỏ sẽ không làm hỏng tầm nhìn ban đêm của bạn.
– Các bề mặt khác nhau sẽ phản ứng với ánh sáng khác nhau. Bề mặt gỗ có thể đòi hỏi nhiều ánh sáng hơn các bề mặt sáng bóng như kim loại hoặc thủy tinh, các bề mặt nhám/gồ ghề hấp thụ ánh sáng nhiều hơn các bề mặt nhẵn.
– Hãy di chuyển ánh sáng của bạn. Di chuyển chùm tia sáng theo nhịp chậm để thêm ánh sáng và tăng nhanh hơn ở những vùng cần ít ánh sáng hơn.
– Vẽ bằng cách lướt ánh sáng theo hướng lên-xuống hoặc theo chiều ngang từ cạnh nọ sang cạnh kia, giống như khi ta vẽ một bức tranh bằng sơn thật.
Khả năng rất cao là bạn sẽ không có được bức ảnh ưng ý ngay trong lần chụp đầu tiên, và có thể bạn phải mất nhiều nỗ lực để có được một bức ảnh hài lòng. Vì vậy, lưu ý ghi nhớ quá trình vẽ của mình để theo dõi xem bạn đã đưa thêm bao nhiêu ánh sáng vào mỗi bề mặt, sau đó thực hiện điều chỉnh cho lần phơi sáng tiếp theo.
Phơi sáng 30 giây ở khẩu độ f/5.6, ISO 1250 để có được thu được ánh sáng của những ngôi sao.
Hãy sáng tạo
Đây là một vài kinh nghiệm cơ bản để giúp bạn bắt đầu với Light Painting. Có nhiều điều thú vị hơn nữa mà bạn có thể thực hiện bằng kỹ thuật này. Hãy sáng tạo và đừng e ngại thử nghiệm những cách mới. Một khi bạn đã nắm được cách làm, việc sáng tạo những hình ảnh mới lạ độc đáo là không có giới hạn.
Light Painting là một kỹ thuật hình ảnh có sử dụng một nguồn ánh sáng di chuyển để thêm ánh sáng vào một đối tượng bị thiếu sáng trong khung cảnh khi chụp một bức ảnh có thời gian phơi sáng dài. Với kỹ thuật này, các đối tượng đang bị tối hoặc không được ánh sáng chiếu tới trong cảnh bạn định chụp sẽ được tô sáng lên nhờ một nguồn sáng hỗ trợ.
Kỹ thuật Light Painting đòi hỏi người chụp ảnh phải rất kiên nhẫn và luyện tập nhiều thì mới có thể tạo ra những bức ảnh đẹp. Tuy nhiên, hãy cứ nghĩ một cách đơn giản là: Light Painting cũng chỉ là một trong rất nhiều kỹ thuật chụp ảnh ánh sáng yếu khác, và nó sử dụng một nguồn ánh sáng chuyển động hỗ trợ từ bên ngoài nâng cao chất lượng hình ảnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về chụp ảnh Light Painting trong bài viết này.
Để chụp Light Painting bạn cần chuẩn bị những điều sau:
Dụng cụ
– Máy ảnh: Bất kỳ máy ảnh kỹ thuật số nào có khả năng cài đặt thủ công (chế độ Bulb).
– Chân máy: Một trong những công cụ quan trọng nhất để tạo ra những bức ảnh chụp bằng kỹ thuật Light Painting là một chân máy khỏe. Trong hầu hết các trường hợp, màn trập của bạn sẽ được mở trong vài phút và máy ảnh của bạn không được dịch chuyển/rung trong suốt thời gian phơi sáng.
– Dây bấm mềm: có thể sử dụng một dây cáp nối hoặc một điều khiển từ xa để bấm nút chụp, điều này nhằm hạn chế tối đa những chuyển động dù nhỏ nhất trên máy ảnh. Nếu bạn không có dụng cụ này, hãy sử dụng chức năng hẹn giờ của máy ảnh.
– Đồng hồ bấm giây (stop watch): dùng để kiểm soát thời gian phơi sáng.
– Nguồn sáng: có thể sử dụng nhiều loại ánh sáng khác nhau để thực hiện Light Painting, gồm: đèn pin, đuốc, đèn laser, gậy phát sáng, đèn flash hoặc đèn nháy (strobe), điện thoại di động, hay thậm chí nến. Những nguồn ánh sáng này chính là cây bút lông để bạn “vẽ” bức tranh của bạn. Nói chung bạn có thể dùng bất cứ thứ gì có thể tạo ra ánh sáng. Lưu ý: Nguồn ánh sáng khác nhau sẽ tạo ra màu sắc khác nhau của ánh sáng. Ví dụ, nguồn ánh sáng từ đèn LED sẽ cho màu xanh và lạnh, trong khi nguồn sáng từ đèn halogen sẽ cho màu ấm hơn (màu cam).
– Tấm lọc màu (color gel): dùng để áp lên phía trước chiếc đèn của bạn để thay đổi màu của ánh sáng và thêm màu sắc cho bức tranh của bạn.
Cài đặt camera
– Chế độ chụp: Sử dụng chế độ Manual (M), cho phép bạn thiết lập tốc độ màn trập và khẩu độ.
– Chất lượng hình ảnh: Cài chất lượng hình ảnh của bạn ở chế độ chụp RAW, cho phép bạn ghi lại càng nhiều thông tin về hình ảnh của bạn càng tốt. Khi đó bạn sẽ có thể chỉnh sửa ảnh thêm ở khâu hậu kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi chụp RAW thì điều này cũng không bắt buộc, nhưng là một khuyến cáo bạn cần quan tâm.
– Cân bằng trắng: Nếu bạn đang muốn cân bằng ánh sáng của bạn với nguồn sáng hỗ trợ, chọn thiết lập Incandescent hay Tungsten. Tuy nhiên, đôi khi thử nghiệm với các thiết lập cân bằng trắng khác có thể mang lại một số hiệu ứng ánh sáng thú vị. Cân bằng trắng Daylight là một điểm khởi đầu tốt nếu bạn muốn sử dụng các tông màu của nguồn ánh sáng của bạn. Tự động cân bằng trắng không được khuyến khích.
– ISO: Đặt một ISO thấp, chẳng hạn như 100.
– F-stop hay Khẩu độ: Đặt ở f / 8 hoặc f / 10, cho phép bạn có được độ sâu trường ảnh (DoF) tốt hơn và cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập lâu hơn.
– Tốc độ màn trập: Thiết lập chế độ Bulb, khi đó tốc độ màn trập thực tế của bạn sẽ được xác định bởi số lượng của ánh sáng môi trường xung quanh trong cảnh.
– Độ sáng màn hình LCD: Giảm độ sáng của màn hình xem ảnh LCD, bởi vì thiết lập bình thường (Normal) là quá sáng vào ban đêm và sẽ làm cho hình ảnh của bạn trông tươi sáng trong khi nó thực sự bị thiếu sáng.
– Histogram: Sử dụng biểu đồ histogram để giúp kiểm tra phơi sáng. Nếu biểu đồ histogram thể hiện các cột tín hiệu nhiều hơn về bên trái, hình ảnh của bạn sẽ bị tối.
– Blinkies: Bật chế độ blinkies khi xem lại ảnh để được cảnh báo về những vùng bị lốp sáng trong ảnh, từ đó điều chỉnh thời gian phơi sáng.
– Ổn định hình ảnh: Thiết lập Off. Với máy ảnh của bạn đặt trên chân máy, việc bật chế độ ổn định hình ảnh có thể lại khiến ảnh của bạn bị mờ nhòe.
– Giảm nhiễu do phơi sáng lâu: nên thiết lập là Off. Thiết lập này có thể để là On, nhưng sẽ khiến cho thời gian phơi sáng bị tăng gấp đôi khi máy ảnh thực hiện phơi sáng lần thứ hai để giúp loại bỏ nhiễu. Nếu máy ảnh của bạn được thiết lập ở một mức ISO thấp, mức độ nhiễu sẽ đủ thấp trong hầu hết các trường hợp để làm cho thiết lập này không cần thiết. Tuy nhiên, vẫn nên kiểm tra độ nhiễu cẩn thận, và một số máy ảnh cũ có thể đòi hỏi phải đặt thiết lập này là On để có được mức độ nhiễu chấp nhận được.
Hãy bắt đầu với ánh sáng môi trường xung quanh
Bước đầu tiên trước khi bắt đầu bất kỳ bức ảnh Light Painting nào là phải xác định ánh sáng môi trường xung quanh trong khung cảnh của bạn. Xác định thời gian phơi sáng cần thiết có thể đòi hỏi bạn phải thử nghiệm những lần phơi sáng kéo dài 3-4 phút. Dưới đây là một mẹo nhỏ có thể giúp đẩy nhanh quá trình này.
– Thiết lập ISO của bạn đến sáu điểm dừng cao hơn mức ISO bạn định sử dụng. Ví dụ, nếu bạn đang định chụp ở ISO 100, hãy đặt thiết lập ISO 6400.
– Với máy ảnh đặt ở ISO 6400, thử nghiệm để tìm ra bạn cần bao nhiêu giây để có thể thu được ánh sáng môi trường xung quanh. Chú ý: mỗi giây phơi sáng ở ISO 6400 bằng một phút ở ISO 100.
– Tiếp đó, thiết lập ISO của bạn trở lại mức 100 và chuẩn bị để bắt đầu phơi sáng của bạn trong vài phút thay vì giây. Nhiều máy ảnh có mức ISO thấp nhất là 200 nên 6 điểm dừng cao hơn sẽ là 12800, và nếu bạn có máy ảnh ISO thấp nhất là 50, sáu điểm dừng cao hơn sẽ là 3200.
Phơi sáng 30 giây ở ISO 800. Hình ảnh này đã được tăng ISO để rút ngắn thời gian phơi sáng xuống 30 giây, vì thời gian phơi sáng lâu hơn có thể gây ra các vệt mờ nhòe ở các ngôi sao. Kỹ thuật Light Painting được áp dụng từ phía trước của đối tượng mà không để cho ánh sáng rọi trực tiếp trở lại vào máy ảnh. Ảnh: Bruce Wunderlich
Lấy nét
Lấy nét là một bước quan trọng và trong bóng tối đôi khi khó thực hiện được. Cách đơn giản nhất để lấy nét là rọi một nguồn sáng vào một vị trí nào đó trong cảnh mà bạn đã xác định phải được lấy nét. Sử dụng lấy nét tự động, đặt điểm lấy nét của bạn nơi có ánh sáng và chắc chắn rằng máy ảnh của bạn sẽ lấy nét ở điểm đó. Bây giờ thay đổi từ lấy nét tự động sang lấy nét bằng tay và điểm lấy nét của bạn không thay đổi. Nhưng hãy nhớ, nếu bạn di chuyển máy ảnh bạn phải bật chế độ tự động lấy trở lại và thực hiện lấy nét lại.
Phơi sáng
Như vậy, bạn đã xác định được thời gian phơi sáng và máy ảnh đang lấy nét vào chủ đề của bạn. Lúc này thời gian phơi sáng bắt đầu và bạn cũng bắt đầu “vẽ”. Hầu hết các máy ảnh sẽ cho phép bạn thiết lập thời gian phơi sáng lên đến 30 giây. Đối với phơi sáng hơn 30 giây, đặt tốc độ màn trập ở chế độ Bulb. Sử dụng dây bấm mềm hoặc điều khiển từ xa để kích hoạt nút chụp. Màn trập của bạn sẽ vẫn mở cho đến khi bạn nhấn nút chụp một lần nữa. Sử dụng đồng hồ bấm giây hoặc hẹn giờ trên điện thoại để đếm chính xác thời gian phơi sáng.
Vintage 1971: chiếc xe buýt này được vẽ bằng ánh sáng đèn flash LED ở bên ngoài, với một ánh sáng thứ hai được sử dụng bên trong để thắp sáng lên trong xe. Cân bằng trắng được thiết lập ở Day light, giúp tạo ra ánh sáng mát dịu xung quanh xe. Ảnh: Bruce Wunderlich.
Kỹ thuật “vẽ” bằng ánh sáng
– Vẽ từ ngoài vào trong: Đừng có chỉ đứng đằng sau máy ảnh của bạn và quét ánh sáng lên xung quanh khung cảnh của bạn. Vẽ các phần có bề mặt phẳng và theo hướng từ bên ngoài vào (vẽ từ các cạnh của ảnh trước), như thế sẽ không làm bức ảnh của bạn bị gợn.
– Vẽ từ nhiều góc độ khác nhau: Ví dụ, khi vẽ phần mặt đất thì để nguồn sáng ở mức thấp và lia ánh sáng trải rộng trên mặt đất. Cách này giúp cho mặt đất sẽ xuất hiện bằng phẳng khi bức ảnh hoàn thành và hiển thị được tất cả các chi tiết trên mặt đất. Ngoài ra, bằng cách thêm ánh sáng từ nhiều góc độ, hình ảnh kết quả của bạn sẽ có một hiệu ứng 3 chiều thú vị.
– Đừng đứng giữa camera và nguồn ánh sáng của bạn: trong nhiều trường hợp nếu không để ý cẩn thận, bạn sẽ vô tình bước vào khu vực cấm này trong lúc máy ảnh đang phơi sáng và bạn sẽ thấy một bóng ma trong hình ảnh kết quả.
– Mặc loại quần áo tối màu, không phản quang, và chú ý đừng có di chuyển loanh quanh.
– Đừng chiếu nguồn sáng vào mặt sau của máy ảnh, nếu không bạn sẽ tạo ra một đốm sáng trong bức ảnh kết quả.
– Sử dụng ánh sáng đèn flash với một bộ lọc màu đỏ khi bạn cần kiểm tra máy ảnh của bạn để thực hiện các điều chỉnh. Ánh sáng đỏ sẽ không làm hỏng tầm nhìn ban đêm của bạn.
– Các bề mặt khác nhau sẽ phản ứng với ánh sáng khác nhau. Bề mặt gỗ có thể đòi hỏi nhiều ánh sáng hơn các bề mặt sáng bóng như kim loại hoặc thủy tinh, các bề mặt nhám/gồ ghề hấp thụ ánh sáng nhiều hơn các bề mặt nhẵn.
– Hãy di chuyển ánh sáng của bạn. Di chuyển chùm tia sáng theo nhịp chậm để thêm ánh sáng và tăng nhanh hơn ở những vùng cần ít ánh sáng hơn.
– Vẽ bằng cách lướt ánh sáng theo hướng lên-xuống hoặc theo chiều ngang từ cạnh nọ sang cạnh kia, giống như khi ta vẽ một bức tranh bằng sơn thật.
Khả năng rất cao là bạn sẽ không có được bức ảnh ưng ý ngay trong lần chụp đầu tiên, và có thể bạn phải mất nhiều nỗ lực để có được một bức ảnh hài lòng. Vì vậy, lưu ý ghi nhớ quá trình vẽ của mình để theo dõi xem bạn đã đưa thêm bao nhiêu ánh sáng vào mỗi bề mặt, sau đó thực hiện điều chỉnh cho lần phơi sáng tiếp theo.
Phơi sáng 30 giây ở khẩu độ f/5.6, ISO 1250 để có được thu được ánh sáng của những ngôi sao.
Hãy sáng tạo
Đây là một vài kinh nghiệm cơ bản để giúp bạn bắt đầu với Light Painting. Có nhiều điều thú vị hơn nữa mà bạn có thể thực hiện bằng kỹ thuật này. Hãy sáng tạo và đừng e ngại thử nghiệm những cách mới. Một khi bạn đã nắm được cách làm, việc sáng tạo những hình ảnh mới lạ độc đáo là không có giới hạn.
Theo Web nhiếp ảnh