Rhythm: Nhịp điệu trong thiết kế

Thiết kế tốt cũng giống như một bài hát - nó có nhịp điệu. Nhiều người nghĩ rằng nhịp điệu chỉ liên quan nhiều hơn đến những bức tranh, tuy nhiên đó chỉ là một phần nhỏ về tiềm năng của nó mang lại.

Nhịp điệu mạnh mẽ đến mức nó có thể thôi miên chúng ta theo đúng nghĩa đen. Sự lặp lại của các từ ngữ hoặc hình ảnh có thể ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và cảm xúc, trí nhớ và suy nghĩ của chúng ta - trên thực tế, nó gần như chi phối bộ não của chúng ta.

nhip-dieu.png


Chỉ cần sử dụng hình ảnh và các chi tiết đồ họa lặp đi lặp lại, bạn có thể thu hút và tập trung lại sự chú ý của người xem. Chưa kể đến việc kích thích trí nhớ của họ, khiến họ cảm thấy và muốn những thứ cụ thể.

Lặp lại cũng liên quan đến khả năng nhận diện thương hiệu. Một dấu hiệu hoặc biểu tượng có hiệu quả không chỉ do thiết kế của nó mà còn do số lượng người nhìn thấy nó hàng ngày. Về cơ bản, đó là sức mạnh của việc lặp lại.

mh-8.png

Xây dựng nhịp điệu. Các biến thể nhịp điệu


Nhịp điệu trong thiết kế đề cập đến các yếu tố lặp đi lặp lại một cách có chủ đích. Một vị trí các yếu tố được thống nhất tạo ra một cấu trúc có quy luật và trật tự. Nhịp điệu có thể thống nhất, định hướng, làm nổi bật và thiết lập các động lực.

1. Nhịp điệu của hình dạng

Các hình hình học lặp đi lặp lại tạo thành nhịp điệu.

mh-1.png

Minh họa: Outcrowd

2. Nhịp điệu của màu sắc


Nhiều element có cùng màu sắc tạo nên một thiết kế nhất quán và năng động.

mh-2.png

Minh họa: Outcrowd

3. Nhịp điệu của sắc thái và tông màu


mh-3.png

Minh họa: Outcrowd

Bạn có thể tạo nhịp điệu bằng cách thay đổi độ bão hòa màu. Fill các yếu tố với các tông màu khác nhau cùng màu để tạo ra một nhịp điệu phù hợp.

nhip-dieu.png

Minh họa: Outcrowd

4. Nhịp điệu của các đường line


Sắp xếp các dòng line một cách thông minh để tạo sức mạnh cho toàn bộ bố cục. Các đường line có thể có chiều rộng, chiều dài hoặc cấu hình khác nhau. Nó tạo ra một cảm giác năng động.

mh-5.png

Minh họa: Outcrowd

5. Mở rộng quy mô


Chia tỷ lệ các element là một cách khác để xây dựng nhịp điệu. Kỹ thuật này cũng giúp định hướng thị giác của người xem.

mh-6.png

Minh họa: Outcrowd

6. Nhấn mạnh


Bạn cũng có thể tạo nhịp điệu bằng cách kết hợp và làm nổi bật các phần và nhóm phần tử bằng màu sắc.

Lỗi nhịp điệu


Các yếu tố hình ảnh có cùng trọng lượng thị giác (giống nhau) và khoảng cách đều nhau không phải là một ý kiến hay. Người xem thường có cảm giác nhàm chán và khó hiểu. Bạn cũng nên tránh sự đơn điệu.

Lời kết

Tóm lại - chúng ta xây dựng nhịp điệu do xoay hình dạng, kích thước, màu sắc, kết cấu, tông màu, v.v. Ngoài ra, bạn có thể tạo nhịp điệu bằng cách xây dựng tiêu đề và phân cấp phụ đề cùng với việc đánh dấu các phần của văn bản.

Nhịp điệu được xây dựng tốt giúp tăng cường khả năng điều hướng, giúp thông tin truyền tải tốt hơn và mang tính thẩm mỹ.

Tham khảo Outcrowd
 
  • Thẻ Thẻ
    nhịp điệu rhythm
  • Bình luận mới

    DesignerVN là chuyên trang cung cấp thông tin dành cho cộng đồng Designer, nhà thiết kế Việt Nam. Thư viện font chữ, tài nguyên thiết kế đa dạng.
    Back
    Bên trên