Nếu bạn là một người yêu thích sự hoài cổ của những năm 60, 70 hoặc 80, bạn sẽ rất vui khi biết rằng thiết kế retro vẫn còn tồn tại! Kể từ khi trở lại vào năm 2019 , xu hướng thiết kế retro đã ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề thiết kế, xuất hiện ở khắp mọi nơi từ thiết kế đồ họa, nội thất và văn hóa đại chúng.
Nhìn những gì quen thuộc và hoài cổ qua lăng kính hiện đại, các công ty, nghệ sĩ và nhà thiết kế đều chấp nhận phong cách thiết kế retro với cánh tay rộng mở. Ngay cả những thương hiệu lớn nhất thế giới như Nike, Pepsi và Gucci đã tích hợp thiết kế retro vào các chiến dịch quảng cáo của họ.
Sự trỗi dậy của phong cách retro đã hoàn toàn bùng nổ trong năm qua. Dưới đây là một số phong cách tiêu biểu của xu hướng này.
Cảm hứng từ những năm 60
Một thập kỷ tràn ngập màu sắc tươi sáng, các dạng họa tiết linh hoạt, những năm 1960 là một bước ngoặt lớn cho thiết kế đồ họa.
1. Pop Art
Mặc dù lần đầu tiên xuất hiện vào cuối những năm 1950, nhưng Pop Art vẫn tiếp tục phát triển vào những năm 1960, xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ quảng cáo, trong truyện tranh đến mỹ thuật.
2. Optical Art & các mẫu pattern kính vạn hoa
Op Art (cụm từ viết tắt của Optical Art: Nghệ thuật Quang học/Nghệ thuật Thị Giác) là phong cách nghệ thuật trừu tượng khai thác ảo giác quang học của quá trình nhận thức. Có nghĩa là, người xem có thể nhìn thấy ở Op Art những hình ảnh khuất, sự chuyển động hay cảm giác không gian ba chiều đang phình ra và cong lên…mà thực chất đó chỉ là sự sắp đặt trên bề mặt hai chiều tĩnh.
Vùng võng mạc trong mắt dễ bị tác động bởi ánh sáng và màu sắc, vì vậy, nghệ sỹ Op Art tạo ra các ảo ảnh quang học bằng việc xen kẽ các mảng màu sắc tương phản cao (phổ biến nhất là đen và trắng) cùng sự lặp đi lặp lại của các mô hình dạng cong hoặc thẳng. Op Art tồn tại để đánh lừa đôi mắt. Sự tương phản sẽ gây ra nhầm lẫn rất lớn đối với thị giác, mà người xem phải chú tâm rất nhiều để phân biệt giữa thành phần chính và các thành phần phụ. Không gian dương (positive spaces) và không gian âm (negative spaces) đều đóng vai trò quan trọng và có giá trị bằng nhau trong một tác phẩm Op Art. Nghệ thuật Op Art không thể được tạo ra khi hai thành phần dương/âm này không đan xen với nhau hoặc bị khuyết thiếu.
3. Màu sắc tươi sáng
Táo bạo, tươi sáng và đẹp mắt. Màu sắc tươi sáng trở thành nguồn cảm hứng mới cho nhiều nhà thiết kế. Ngày nay, các bảng màu sáng thường được dùng trong thiết kế đồ họa, ui design.
Cảm hứng từ những năm 70
Dường như thập niên 70 vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn của những năm 60. Thập kỷ thú vị này là xoay quanh cách trào lưu bell bottoms, disco, funk và free luuurve. Về mặt thiết kế, phong cách của thập kỷ này phô trương màu sắc đậm, đường nét dày, hoa văn hoa mỹ và phông chữ cong.
4. Hình dạng đơn giản & Màu sắc đậm
Trái ngược với phong cách rườm rà, thiết kế những năm 1970 giới thiệu các hình dạng phẳng, đơn giản, thường được sắp xếp thành các mẫu lặp lại và được sử dụng làm background hoặc trong thiết kế thời trang và trang trí nhà cửa. Xu hướng này trở lại thịnh hành trong năm nay và như bạn có thể thấy trong rất nhiều thương hiệu, bao bì và các thiết kế lấy cảm hứng từ thập niên 70.
5. Kiểu chữ tự do
Trong khi những năm 1960 mang lại một số thay đổi về phong cách cho kiểu chữ, thì đến những năm 70, Xu hướng Kiểu chữ Tự do thực sự bắt đầu. Với sự xuất hiện của kỹ thuật sắp chữ Letraset và Visual Graphics PhotoTypositor, kiểu chữ trở nên phá cách và đa dạng hơn, từ những nét chữ tự do hoa mỹ với các đầu xoăn và các cạnh tròn, đến các hình dạng giống bong bóng và đường nét lấy cảm hứng từ bảng hiệu neon.
Phá vỡ các quy ước về kiểu chữ truyền thống, phong cách này ngày càng trở nên phổ biến ngày nay - đặc biệt là trong quảng cáo, meme và thương hiệu cá nhân.
6. Hippie Patterns & Motifs
Hippie bắt nguồn từ những người được cho là kỳ quặc, bất thường, khác người. Phong cách thời trang Hippie được xem như là thời kỳ lên ngôi của phong cách thiết kế Art Deco, mang chút gì đó phóng khoáng và tự do, đôi lúc lại đầy hoang dại và bí ẩn. Khi nhìn thấy những người ăn mặc khá kỳ quặc, khác biệt hẳn với mọi người thì họ chính là những người đang theo đuổi phong cách Hippie. Trang phục này chúng ta có thể thấy rõ nhất ở những nhạc sĩ, ca sĩ nhạc rock, unground…
Hippie và disco tạo ra ảnh hưởng lớn trong thế giới thị giác. Chúng có nhiều loại hoa văn, họa tiết và chủ đề mang tính biểu tượng của phong cách thập kỷ. Và những họa tiết này chắc chắn trở lại thời trang trong năm nay!
Cảm hứng từ những năm 80
Màu sắc rực rỡ, họa tiết điên rồ- không thể phủ nhận rằng thập niên 80 là một thời đại bắt mắt. Một thập kỷ bùm nổ của công nghệ, những năm 1980 chứng kiến màu sắc neon tươi sáng, phông chữ tương lai, hoa văn góc cạnh và nền văn hóa đại chúng (Pop Culture) bùng nổ, tất cả đều ảnh hưởng đến sự phát triển của phong cách thiết kế nổi loạn hơn nhiều so với những gì chúng ta đã thấy trong quá khứ.
Giờ đây, 30 năm sau, nét thẩm mỹ của thập niên 80 xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ áp phích, tờ rơi ca nhạc đến các chương trình truyền hình và sàn diễn.
7. Pop Art
Phim ảnh, âm nhạc, trò chơi, chương trình truyền hình - Pop Art có ảnh hưởng lớn đến các xu hướng thiết kế của thập niên 80. Pop Art có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực như mỹ thuật, quảng cáo, thời trang và tất nhiên là cả trang trí nội thất.
Phong cách này mang trong mình một sự phá cách và bùng nổ. Những món đồ trang trí không rõ công năng, sắp xếp ngẫu hứng, màu sắc phong phú... mang lại sự tươi trẻ và năng động. Và hoàn toàn không có chỗ cho sự buồn tẻ, đơn điệu. Nó có tính nhất thời, hiệu quả sử dụng và kinh tế cao, tính chất trẻ trung, phóng khoáng, táo bạo, dí dỏm, hài hước.
8. Neon & Cyberpunk
Một trong những phong cách mang tính biểu tượng nhất của những năm 1980, Neon được sử dụng ở khắp mọi nơi - từ tấm áp phích, bìa album đến trò chơi điện tử. Và nó có trở nên rất thịnh hành trong thời gian gần đây, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các thiết kế sử dụng màu sắc neon để tạo ra điểm nhấn và sức hút.
Xu hướng Cyberpunk thập niên 80 cũng đã trở lại mạnh mẽ trong năm nay. Bắt nguồn từ những năm 60, Cyberpunk nổi tiếng vào những năm 80 qua bộ phim Blade Runner. Hiện nay, tựa game cyberpunk nổi tiếng đã áp dụng thành công phong cách màu này và đạt được tiếng vang lớn.
9. Tropical & 80s Deco
Trong suốt những năm 80, xu hướng tropical - những hình ảnh như cây dừa, hoàng hôn, đèn neon và màu pastel - đang bùng nổ mạnh mẽ. Thể hiện trong các tâm áp phích phim, bìa album, quần áo và đồ trang trí nhà cửa, các nhà thiết kế bắt đầu thể hiện bản thân thông qua màu sắc, hoa và hình dạng góc cạnh đặc biệt thể hiện phong cách tropical đầy màu sắc.
Thường kết hợp cùng pastel và các họa tiết của vùng nhiệt đới, Deco những năm 80 cũng là một xu hướng thiết kế phổ biến, thường bao gồm màu neon sáng, hiệu ứng bóng đổ, phông chữ sans-serif và các góc và đường cong.
10. Memphis Style
Phong cách Memphis là một trong những phong cách thiết kế dễ nhận biết nhất. Nó được biết đến với việc sử dụng màu neon sáng, màu chính và màu pastel, hình dạng hình học và các mẫu lặp lại, đậm nét. Phong cách đang trải qua sự hồi sinh trong thiết kế đồ họa và minh hoạ.
Memphis với một tổng thể sử dụng những mô típ hình học rõ nét, pha trộn các chất liệu khác nhau, phối hợp những khối màu đối lập, tương phản rõ ràng và những thứ đó kết hợp lại một cách ngẫu nhiên, bất quy tắc. Phong cách thiết kế này đã chứng tỏ, từ những cái đã cũ bạn vẫn hoàn toàn tạo ra được điều khác biệt.
Tham khảo: Envato, DesignerVN
Nhìn những gì quen thuộc và hoài cổ qua lăng kính hiện đại, các công ty, nghệ sĩ và nhà thiết kế đều chấp nhận phong cách thiết kế retro với cánh tay rộng mở. Ngay cả những thương hiệu lớn nhất thế giới như Nike, Pepsi và Gucci đã tích hợp thiết kế retro vào các chiến dịch quảng cáo của họ.
Sự trỗi dậy của phong cách retro đã hoàn toàn bùng nổ trong năm qua. Dưới đây là một số phong cách tiêu biểu của xu hướng này.
Cảm hứng từ những năm 60
Một thập kỷ tràn ngập màu sắc tươi sáng, các dạng họa tiết linh hoạt, những năm 1960 là một bước ngoặt lớn cho thiết kế đồ họa.
1. Pop Art
Mặc dù lần đầu tiên xuất hiện vào cuối những năm 1950, nhưng Pop Art vẫn tiếp tục phát triển vào những năm 1960, xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ quảng cáo, trong truyện tranh đến mỹ thuật.
2. Optical Art & các mẫu pattern kính vạn hoa
Op Art (cụm từ viết tắt của Optical Art: Nghệ thuật Quang học/Nghệ thuật Thị Giác) là phong cách nghệ thuật trừu tượng khai thác ảo giác quang học của quá trình nhận thức. Có nghĩa là, người xem có thể nhìn thấy ở Op Art những hình ảnh khuất, sự chuyển động hay cảm giác không gian ba chiều đang phình ra và cong lên…mà thực chất đó chỉ là sự sắp đặt trên bề mặt hai chiều tĩnh.
Vùng võng mạc trong mắt dễ bị tác động bởi ánh sáng và màu sắc, vì vậy, nghệ sỹ Op Art tạo ra các ảo ảnh quang học bằng việc xen kẽ các mảng màu sắc tương phản cao (phổ biến nhất là đen và trắng) cùng sự lặp đi lặp lại của các mô hình dạng cong hoặc thẳng. Op Art tồn tại để đánh lừa đôi mắt. Sự tương phản sẽ gây ra nhầm lẫn rất lớn đối với thị giác, mà người xem phải chú tâm rất nhiều để phân biệt giữa thành phần chính và các thành phần phụ. Không gian dương (positive spaces) và không gian âm (negative spaces) đều đóng vai trò quan trọng và có giá trị bằng nhau trong một tác phẩm Op Art. Nghệ thuật Op Art không thể được tạo ra khi hai thành phần dương/âm này không đan xen với nhau hoặc bị khuyết thiếu.
3. Màu sắc tươi sáng
Táo bạo, tươi sáng và đẹp mắt. Màu sắc tươi sáng trở thành nguồn cảm hứng mới cho nhiều nhà thiết kế. Ngày nay, các bảng màu sáng thường được dùng trong thiết kế đồ họa, ui design.
Cảm hứng từ những năm 70
Dường như thập niên 70 vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn của những năm 60. Thập kỷ thú vị này là xoay quanh cách trào lưu bell bottoms, disco, funk và free luuurve. Về mặt thiết kế, phong cách của thập kỷ này phô trương màu sắc đậm, đường nét dày, hoa văn hoa mỹ và phông chữ cong.
4. Hình dạng đơn giản & Màu sắc đậm
Trái ngược với phong cách rườm rà, thiết kế những năm 1970 giới thiệu các hình dạng phẳng, đơn giản, thường được sắp xếp thành các mẫu lặp lại và được sử dụng làm background hoặc trong thiết kế thời trang và trang trí nhà cửa. Xu hướng này trở lại thịnh hành trong năm nay và như bạn có thể thấy trong rất nhiều thương hiệu, bao bì và các thiết kế lấy cảm hứng từ thập niên 70.
5. Kiểu chữ tự do
Trong khi những năm 1960 mang lại một số thay đổi về phong cách cho kiểu chữ, thì đến những năm 70, Xu hướng Kiểu chữ Tự do thực sự bắt đầu. Với sự xuất hiện của kỹ thuật sắp chữ Letraset và Visual Graphics PhotoTypositor, kiểu chữ trở nên phá cách và đa dạng hơn, từ những nét chữ tự do hoa mỹ với các đầu xoăn và các cạnh tròn, đến các hình dạng giống bong bóng và đường nét lấy cảm hứng từ bảng hiệu neon.
Phá vỡ các quy ước về kiểu chữ truyền thống, phong cách này ngày càng trở nên phổ biến ngày nay - đặc biệt là trong quảng cáo, meme và thương hiệu cá nhân.
6. Hippie Patterns & Motifs
Hippie bắt nguồn từ những người được cho là kỳ quặc, bất thường, khác người. Phong cách thời trang Hippie được xem như là thời kỳ lên ngôi của phong cách thiết kế Art Deco, mang chút gì đó phóng khoáng và tự do, đôi lúc lại đầy hoang dại và bí ẩn. Khi nhìn thấy những người ăn mặc khá kỳ quặc, khác biệt hẳn với mọi người thì họ chính là những người đang theo đuổi phong cách Hippie. Trang phục này chúng ta có thể thấy rõ nhất ở những nhạc sĩ, ca sĩ nhạc rock, unground…
Hippie và disco tạo ra ảnh hưởng lớn trong thế giới thị giác. Chúng có nhiều loại hoa văn, họa tiết và chủ đề mang tính biểu tượng của phong cách thập kỷ. Và những họa tiết này chắc chắn trở lại thời trang trong năm nay!
Cảm hứng từ những năm 80
Màu sắc rực rỡ, họa tiết điên rồ- không thể phủ nhận rằng thập niên 80 là một thời đại bắt mắt. Một thập kỷ bùm nổ của công nghệ, những năm 1980 chứng kiến màu sắc neon tươi sáng, phông chữ tương lai, hoa văn góc cạnh và nền văn hóa đại chúng (Pop Culture) bùng nổ, tất cả đều ảnh hưởng đến sự phát triển của phong cách thiết kế nổi loạn hơn nhiều so với những gì chúng ta đã thấy trong quá khứ.
Giờ đây, 30 năm sau, nét thẩm mỹ của thập niên 80 xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ áp phích, tờ rơi ca nhạc đến các chương trình truyền hình và sàn diễn.
7. Pop Art
Phim ảnh, âm nhạc, trò chơi, chương trình truyền hình - Pop Art có ảnh hưởng lớn đến các xu hướng thiết kế của thập niên 80. Pop Art có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực như mỹ thuật, quảng cáo, thời trang và tất nhiên là cả trang trí nội thất.
Phong cách này mang trong mình một sự phá cách và bùng nổ. Những món đồ trang trí không rõ công năng, sắp xếp ngẫu hứng, màu sắc phong phú... mang lại sự tươi trẻ và năng động. Và hoàn toàn không có chỗ cho sự buồn tẻ, đơn điệu. Nó có tính nhất thời, hiệu quả sử dụng và kinh tế cao, tính chất trẻ trung, phóng khoáng, táo bạo, dí dỏm, hài hước.
8. Neon & Cyberpunk
Một trong những phong cách mang tính biểu tượng nhất của những năm 1980, Neon được sử dụng ở khắp mọi nơi - từ tấm áp phích, bìa album đến trò chơi điện tử. Và nó có trở nên rất thịnh hành trong thời gian gần đây, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các thiết kế sử dụng màu sắc neon để tạo ra điểm nhấn và sức hút.
Xu hướng Cyberpunk thập niên 80 cũng đã trở lại mạnh mẽ trong năm nay. Bắt nguồn từ những năm 60, Cyberpunk nổi tiếng vào những năm 80 qua bộ phim Blade Runner. Hiện nay, tựa game cyberpunk nổi tiếng đã áp dụng thành công phong cách màu này và đạt được tiếng vang lớn.
9. Tropical & 80s Deco
Trong suốt những năm 80, xu hướng tropical - những hình ảnh như cây dừa, hoàng hôn, đèn neon và màu pastel - đang bùng nổ mạnh mẽ. Thể hiện trong các tâm áp phích phim, bìa album, quần áo và đồ trang trí nhà cửa, các nhà thiết kế bắt đầu thể hiện bản thân thông qua màu sắc, hoa và hình dạng góc cạnh đặc biệt thể hiện phong cách tropical đầy màu sắc.
Thường kết hợp cùng pastel và các họa tiết của vùng nhiệt đới, Deco những năm 80 cũng là một xu hướng thiết kế phổ biến, thường bao gồm màu neon sáng, hiệu ứng bóng đổ, phông chữ sans-serif và các góc và đường cong.
10. Memphis Style
Phong cách Memphis là một trong những phong cách thiết kế dễ nhận biết nhất. Nó được biết đến với việc sử dụng màu neon sáng, màu chính và màu pastel, hình dạng hình học và các mẫu lặp lại, đậm nét. Phong cách đang trải qua sự hồi sinh trong thiết kế đồ họa và minh hoạ.
Memphis với một tổng thể sử dụng những mô típ hình học rõ nét, pha trộn các chất liệu khác nhau, phối hợp những khối màu đối lập, tương phản rõ ràng và những thứ đó kết hợp lại một cách ngẫu nhiên, bất quy tắc. Phong cách thiết kế này đã chứng tỏ, từ những cái đã cũ bạn vẫn hoàn toàn tạo ra được điều khác biệt.
Tham khảo: Envato, DesignerVN