Tutorial
Moderator
Những mẹo sau đây về RAW và JPEG được gửi bởi Richard và Rebecca từ Finn Production sẽ giúp bạn tìm hiểu được sự khác nhau giữa file RAW và JPG.
File RAW trong nhiếp ảnh số, xuất hiện từ đâu? Nó đến từ 1 cuộc thảo luận JPG hay RAW trên Flickr. Bạn hãy đọc nếu chưa rõ về 2 định dạng này. Bạn đã chi ra ít nhất 600$ (hoặc có thể là 1000$) cho chiếc máy DSLR của mình. Bạn sẽ có thêm các nút điểu chỉnh tự động, và bắt đầu phải nghiên cứu sách và các tài liệu hướng dẫn trên mạng. Chúng giúp bạn hiểu vể ISO, tốc độ của cửa chập (shutter speed), và làm thế nào với khẩu độ (apenture).
Những chiếc máy ảnh chất lượng khá có thể chụp định dạng RAW (RAW format), dù nó có ý nghĩa/chất lượng gì, thì chúng ta vẫn dành tình yêu cho định dạng JPEG quen thuộc. Như tôi luôn cảm thấy hài lòng khi chụp định dạng JPEG. Nhưng một ngày nhìn vào bảng điều chỉnh RAW và tôi tự hỏi “Tôi có nên sử dụng RAW để cho chất lượng tốt nhất? RAW chính xác là gì?” Một câu hỏi hay. Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu 2 định dạng này.
Một file RAW là…
Chụp ở RAW
JPEG là…
File RAW trong nhiếp ảnh số, xuất hiện từ đâu? Nó đến từ 1 cuộc thảo luận JPG hay RAW trên Flickr. Bạn hãy đọc nếu chưa rõ về 2 định dạng này. Bạn đã chi ra ít nhất 600$ (hoặc có thể là 1000$) cho chiếc máy DSLR của mình. Bạn sẽ có thêm các nút điểu chỉnh tự động, và bắt đầu phải nghiên cứu sách và các tài liệu hướng dẫn trên mạng. Chúng giúp bạn hiểu vể ISO, tốc độ của cửa chập (shutter speed), và làm thế nào với khẩu độ (apenture).
Những chiếc máy ảnh chất lượng khá có thể chụp định dạng RAW (RAW format), dù nó có ý nghĩa/chất lượng gì, thì chúng ta vẫn dành tình yêu cho định dạng JPEG quen thuộc. Như tôi luôn cảm thấy hài lòng khi chụp định dạng JPEG. Nhưng một ngày nhìn vào bảng điều chỉnh RAW và tôi tự hỏi “Tôi có nên sử dụng RAW để cho chất lượng tốt nhất? RAW chính xác là gì?” Một câu hỏi hay. Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu 2 định dạng này.
Một file RAW là…
- Nó không là định dạng ảnh có thể thấy được (Nó cần một phần mềm đặc biệt để xem, dù phần mềm cũng rất dễ có)
- Nó có ít nhất 8-bits trên mỗi màu – red, green, blue (12 -bits tại vị trí X,Y), hầu hết máy DSLR có 12-bit/màu (36 bit cho mỗi vị trí)
- Nó không được nén (một chiếc máy chụp hình 8 megapixel sẽ cho một file RAW dung lượng 8M)
- Nó lấy dữ liệu hoàn toàn từ cảm biến của máy ảnh (camera’s sensor)
- Nó có phạm vi xử lý đa dạng – dynamic range (tăng cường khả năng hiển thị ánh sáng, và bóng tối)
- Độ tương phản thấp (nhìn phẳng hơn, và trong hơn)
- Không sắc nét
- Không thích hợp cho việc in ấn trực tiếp từ máy ảnh hoặc những công việc cần tốc độ (Ví dụ như upload)
- Nó chỉ có thể Read only (ko chỉnh sửa) – (Tất cả thay đổi được lưu trong một XMP “sidecard” file hoặc JPEG file hoặc một định dạng ảnh khác).
- Đôi khi nó xuất hiện trên máy như một tập tin lạ (không giống như những tập hình ảnh thường thấy trên máy)
- Cần thời gian để xử lý trên máy tính
- Nếu bạn chụp ở RAW, máy tính chứ không phải máy ảnh sẽ xử lý dữ liệu và tạo ra một tập tin dạng ảnh. Việc chụp ở RAW tăng thêm quyền kiểm soát cho hình ảnh bạn đã chụp, nó thậm chí có thể sửa lỗi khi bạn đã chụp xong, ví dụ như vấn đề phơi sáng (exposure).
- Để tận dụng lợi thế của RAW bạn chắc chắn cần sử dụng phần mềm trên máy tính để xử lý các file và tạo ra JPEG (hoặc TIFFs).
- Tôi phát hiện ra phần mềm Camera Raw đi kèm với Adobe Photoshop CS2 rất tốt để xử lý các tập tin RAW (thậm chí xử lý hàng loạt), cho dù mỗi người có sở thích của riêng mình (RawShooter có rất nhiều fan hâm mộ).
- Khi bạn bạn tải một file RAW sử dụng Adobe Photoshop Cs2, phần mềm Camera Raw sẽ tự động bật lên. Với hầu hết các tập tin, những cài đặt tự động (automatic settings) đều tốt, nhưng bạn có khả năng thay đổi cân bằng trắng (white balance), phơi sáng (exposure), constrat (tương phản), saturation (độ bão hòa), và thậm chí các màu riêng biệt như Reg, Green, Blue cho ưng ý – Tất cả không bị giảm chất lượng,
- Nếu cân bằng trắng (white balance) được không tốt, tôi thấy nó rất dễ để chỉnh khi sử dụng Camera Raw hơn là bạn chỉnh sửa trên JPG – Kết quả sửa với RAW thường tốt hơn. Các chi tiết phong phú, màu sắc và khả năng điều chỉnh, chi tiết (độ sắc nét), tất cả đều có thể tùy chỉnh tốt hơn với định dạng RAW.
JPEG là…
- Một định dạng chuẩn có thể đọc được bởi tất cả các chương trình xử lý ảnh trên thị trường, hay mã nguồn mở có sẵn.
- Nó có chính xác 8bit cho mỗi màu (12 bit cho từng vị trí)
- Nó được nén (bằng cách giảm đi dữ liệu như trong file ZIP, hoặc bỏ đi những điều con người không thể nhận biết như nghe nhạc nén MP3)
- Kích thước tập tin nhỏ (một máy ảnh 8 megapixel sẽ cho một file JPEG từ 1 – 3 Mb)
- Phạm vi xử lý không đa dạng (lower in dynamic ranger)
- Tương phản cao
- Sắc nét hơn
- Có thể in ấn, chia sẻ trên web ngay tức thì.
- Không cần chỉnh sửa nhiều
- Có thể sử dụng để Manipulation – mặc dù bị mất dữ liệu trên ảnh, ngay cả khi bạn xoay chúng
- Nó được xử lý bằng máy ảnh của bạn.
- Họ không biết làm thế nào
- Họ không muốn bỏ thời gian xử lý những hình ảnh sau đó.
- JPEG, Unprocessed
- JPEG, Auto Adjustments
- RAW, Unprocessed
- RAW, Auto Adjustments
- Khi bạn chụp ở dạng JPEG, phềm mềm nội bộ của máy ảnh (được gọi là Firmware vì nó là một phần cứng của máy) sẽ đưa thông tin ra cảm biến sensor và tiến hành xử lý nó trước khi lưu lại. Một số màu bị mất cũng như độ phân giải thấp (và trên một số máy ảnh, nó còn có sạn “noise” trong JPG nhiều hơn RAW).
- Những hành động của Discrete Cosine Transforamtion (DCT – xem định nghĩa tại wiki) phân chia các hình ảnh thành các block (khối) – thường là 8×8 pixel và xác định những gì “an toàn” rồi bỏ nó đi bởi vì nó ít được nhận ra (các bước nén file JPG chất lượng thấp sử dụng cách nén này).
- Và khi hình ảnh được đặt lại với nhau trên một hàng với 24 pixel chỉ còni 4-5 tone màu khác nhau, trong khi trước đó là 24 tông màu. Các dữ liệu màu này mãi mãi mất đi mà không thể lấy lại nếu không lưu ở dạng RAW.
- Chụp JPG cũng tốt hơn trong trường hợp bạn cần chụp liên tục, bạn có thể burst (chụp liên tục) trong vài phần giây, vì quá trình lưu vào thẻ nhớ diễn ra nhanh hơn so với lưu file dung lượng lớn RAW.