Photographer Những mẹo chụp hình đổ bóng trong nhiếp ảnh

Chụp hình bóng đổ là nghệ thuật chụp hình được rất nhiều nhà nhiếp ảnh chọn lựa cho từng tác phẩm nghệ thuật của mình. Bằng hình dáng và sự tương tác, chụp hình đổ bóng mang lại vẻ đẹp khác hoàn toàn cho chủ thể, thậm chí trở thành đối tượng chính trong những khung hình.

Cũng giống như khi chúng ta chụp ảnh thông thường, chụp ảnh đổ bóng cũng cần đến những kỹ thuật chụp hình để cho ra được những tấm hình sắc nét, độc đáo. Dựa trên những kỹ thuật chụp hình đổ bóng mà chúng tôi giới thiệu dưới đây, và dựa vào khả năng cảm nhận của từng người mà bạn cho ra những tấm hình đổ bóng đẹp, hấp dẫn người xem.

1. Chụp khi có ánh nắng:

Thường thì khi chụp ảnh nên tránh thời điểm nắng quá gay gắt, có cường độ sáng mạnh. Tuy nhiên, chụp ảnh đổ bóng lại “rất ưa” điều kiện ánh sáng như thế. Bạn có thể chụp bóng đổ ở bất cứ đâu mà bạn thấy có bóng đổ in xuống mặt đất, hoặc bóng đen che một phần cảnh vật tương phản với chủ đề còn lại ở vùng sáng.

chup-anh-do-bong-anh-sang.jpg

  • Quan sát chọn địa điểm thường xuyên có bóng đổ trong các khu phố…
  • Chọn góc chụp, tính sẵn bố cục khung và chờ một sự xuất hiện nào đó vào điểm mạnh của khung hình.
  • Dùng ứng dụng sửa ảnh miễn phí trên điện thoại: Snapseed chuyển qua trắng đen nếu thích, gia giảm contrast, vùng tối sáng phù hợp, hoặc một phần mềm mà bạn sử dụng thành thạo.
2. Chụp ảnh vào giờ vàng:

Giờ vàng trong chụp ảnh đổ bóng là khoảng thời gian bình minh và hoàng hôn là thời điểm ánh sáng lớn. Lúc đó bóng đổ có độ tương phản tốt, bóng đổ dài, màu sắc ấm áp… nên chụp bóng đổ hiệu quả.

chup-anh-do-bong-gio-vang.jpg

  • Đi chụp sáng sớm hoặc buổi chiều trước khi mặt trời chuẩn bị lặn
  • Chụp ngược sáng (ống kính nhìn về phía mặt trời) để lấy bóng đổ dài làm tiền cảnh, bố cục đường dẫn.
  • Tận dụng màu sắc ấm áp, màu vàng ấm, để làm nổi bật chủ đề muốn chụp.
3. Phong phú hình dạng đổ bóng:

Từ rất nhiều chủ thế khác nhau và góc chiếu ánh sang mà đổ bóng tạo ra nhiều hình dáng khác nhau, sự tương phản khác nhau trên nhiều địa điểm như bờ tường, mặt đất, hàng rào, cầu thang, cửa sổ,…

  • Quan sát những gì mà ánh sáng đang tạo nên xung quanh để nhận ra một khung ảnh bóng đổ.
  • Chọn thời điểm tạo bóng đổ ở một kiến trúc nào đó có bóng đổ đúng ý và đến chờ chụp.
chup-anh-do-bong-kieu-do-bong.jpg

4. Chủ thể bị che bớt bởi phần tối:

Một phần chủ thể nằm ở vùng tối, tạo nên tò mò cho người xem làm cho hình ảnh hấp dẫn hơn. Chẳng hạn nếu chủ đề là một con người, phần đầu ẩn trong vùng tối, khi xem tự nhiên sẽ hỏi người ấy là ai, thế nào, có chuyện gì… và giữ được sự chú ý của họ lâu hơn.

  • Có thể sắp đặt để diễn tả một ý tưởng ảnh nào đó.
  • Đối tượng chụp và bối cảnh có bóng đổ hài hoà sao cho không hướng sự tập trung người xem đi chỗ khác. Chẳng hạn thay vì tập trung vào chủ thể, có cái chi tiết bóng đổ nào đó thu hút hơn.
  • Có thể dùng một vật che bớt một phần chủ thể và chỉ thể hiện bóng đổ.
5. Bóng đổ qua khung cửa sổ:

Ánh sáng qua khung cửa, cửa sổ luôn thú vị với nhiều chủ đề ảnh. Chụp bóng đổ với bóng xiên ngang qua khung cửa hoặc rèm cửa cũng tạo nhiều khung ảnh bất ngờ. Đó là ánh sáng tạt ngang qua đổ bóng vào các phần khác của nội thất, cho ta nhiều góc chụp khác nhau.

chup-anh-do-bong-cua-so.jpg

  • Tìm các khung cửa lớn, văn phòng, toà nhà,… và để ý hướng ánh sáng chiếu qua nó xem có bóng đổ không và thế nào (nếu chỉ chụp ánh sáng tự nhiên).
  • Thử chụp nhiều góc, vị trí đứng đặt máy khác nhau để có chọn lựa tốt nhất.
  • Thử kết hợp với mẹo số 4 ở trên, tạo sự hấp dẫn độc đáo thêm cho bức ảnh.
  • Có thể cho bóng đổ lên một phần cơ thể, chủ thể…
6. Sử dụng nguồn sáng nhân tạo hay sắp đặt:

Có hai nguồn sáng chính: tự nhiên (mặt trời, mặt trăng) và nhân tạo (đèn điện, ngọn nến, bếp lửa…) Chụp bóng đổ, bạn cũng có thể dùng nguồn sáng nhân tạo để tạo ra, dĩ nhiên đủ mạnh để có bóng đổ đúng ý muốn. Lợi điểm là bạn có thể chụp bóng đổ vào ban đêm, hoặc tạo nhiều nguồn sáng ở nhiều hướng cùng lúc.

  • Có thể dùng hai hoặc nhiều hơn nguồn sáng từ nhiều vị trí khác nhau để làm nổi bật chủ đề.
  • Sắp đặt chụp bóng đổ ban đêm, với đèn pha, hậu cảnh xung quanh tối: Đại cảnh thì phải dùng đèn pha lớn. Cận cảnh thì có thể dùng đèn bàn học.
7. Thay đổi phối cảnh khi chụp góc cao, xuyên khe, đối xứng:

Bóng đổ trên một mặt phẳng, mặt đất… thì góc chụp từ một vị trí cao hơn cũng tạo phối cảnh đẹp. Một góc chụp có sự đối xứng cũng tạo bố cục mạnh. Hoặc chọn một góc chụp xuyên khe qua phần bóng đổ.

chup-anh-do-bong-phoi-canh.jpg

  • Chọn góc chụp từ trên cao và chờ đợi. Chẳng hạn mái hiên nhà, và chờ một ai đó đi vào.
  • Đối tượng xuất hiện có thể là sắp đặt, nhưng phải có ý tưởng ảnh trước.
  • Vùng sáng nhỏ trong khung tối lớn, chủ thể được tách biệt rõ.
8. Lật người ảnh theo chiều đứng:

Lật ngược theo chiều đứng khi hậu kỳ ảnh có thể tạo ra một thú vị cho khung hình. Trong phần mềm công cụ lật thường là “flip” hoặc “rotate”. Bóng đổ khi lật sẽ tạo cảm giác ảnh thu hút hơn.

chup-anh-do-bong-lat-nguoc.jpg

9. Soi bóng:

Trong một điều kiện ánh sáng phù hợp, sự phản xạ của một bề mặt chất liệu nào đó sẽ tạo nên bóng đổ in hình cảnh vật, như mặt gương kính, mặt nước… Khi thấy một chủ đề mà bạn muốn nó đổ bóng để chụp, hãy nhìn xuống mặt đất để xem có bóng đổ hay không thì cũng là lúc xem có một vũng nước không.

Chrome-Android-soi-bong.jpg

Trên đây là một vài kỹ thuật chụp ảnh đổ bóng để có thể vận dụng vào thực tế khi chụp hình. Mọi kỹ thuật đều nên được thử trong chụp hình, chụp liên tục để bạn có thể tìm được cho mình những kiến thức cũng như mẹo chụp ảnh phù hợp.

Theo QuanTriMang
 
DesignerVN là chuyên trang cung cấp thông tin dành cho cộng đồng Designer, nhà thiết kế Việt Nam. Thư viện font chữ, tài nguyên thiết kế đa dạng.
Back
Bên trên