longhien
Tích cực
Ống kính là đôi mắt của máy ảnh và tiêu cự của ống kính (kết hợp với góc nhìn của bạn) sẽ xác định có bao nhiêu đối tượng mà máy ảnh có thể thu nhận được vào bức ảnh của bạn.
Có thể bạn đã nắm được các thông số cơ bản của máy ảnh, hiểu được sự khác biệt giữa chụp ảnh góc rộng và chụp xa, nhưng chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu về tiêu cự máy ảnh và vai trò của nó trong việc tạo nên những bức ảnh đẹp.
Có bốn điều căn bản cần biết về tiêu cự (focal length):
1. Tiêu cự không quan trọng bằng trường nhìn (field of view)
Có hai yếu tố xác định trường nhìn của một ống kính là: tiêu cự và kích thước cảm biến
Trường nhìn, đôi khi được gọi là góc nhìn, quan trọng hơn nhiều so với tiêu cự, bởi nó cho bạn biết ống kính "nhìn" được bao nhiêu khung cảnh. Tuy nhiên, do trường nhìn thay đổi tuỳ thuộc kích thước cảm biến, các nhà sản xuất cho chúng ta thông tin thay thế thông qua các số đo tiêu cự. Tiêu cự là một phép đo cố định không thay đổi (nó là khoảng cách từ trung tâm của ống kính đến mặt phẳng tiêu cự, tức cảm biến của máy ảnh).
Dưới đây là một số ví dụ thực tế.
Ống kính một tiêu cự (prime lens) 50mm
Một ống kính Prime 50mm có trường nhìn 47 độ trên một máy ảnh full-frame. Trường nhìn này xấp xỉ những gì chúng ta nhìn thấy bằng mắt. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn gắn ống kính 50mm trên một máy ảnh APS-C (có hệ số crop 1.6x)? Hệ số crop của một cảm biến ảnh nhỏ hơn sẽ khiến ống kính lúc này có trường nhìn khoảng 30 độ, biến nó thành một ống kính tele ngắn.
Việc thay đổi trường nhìn này có nghĩa là bạn phải di chuyển ra xa khỏi chủ đề chụp để có thể đưa nó vào khung hình, khi đó sự nhìn nhận chủ đề theo quy luật gần xa (perspective) cũng sẽ thay đổi, mang lại hiệu ứng "nén" đặc trưng của các ống kính tele ngắn.
Nếu bạn muốn có trường nhìn tương đương với một ống kính 50mm trên một máy ảnh APS-C, bạn cần phải sử dụng một tiêu cự khoảng 31mm, vì ở tiêu cự này trường nhìn vào khoảng 47 độ.
Thực tế, ống kính prime với tiêu cự 31mm không tồn tại, do đó bạn có thể chọn ống 28mm hoặc ống 35mm tùy thuộc vào việc bạn muốn có trường nhìn rộng hơn hay hẹp hơn, nhưng bạn có thể thiết lập tiêu cự đó nếu ống kính có chế độ zoom.
Ống kính 50mm, máy ảnh full-frame. Ống kính cho trường nhìn 47 độ.
Ống kính 50mm, máy ảnh APS-C. Cùng một ống kính nhưng trường nhìn 30 độ.
Ví dụ 2 - ống kính 21mm
Điều tương tự cũng xảy ra đối với ống kính góc rộng. Một ống kính prime 21mm có trường nhìn 92 độ, rất lý tưởng cho chụp ảnh phong cảnh hoặc sáng tác những hình ảnh với góc nhìn ấn tượng.
Nhưng nếu đặt nó trên một máy ảnh APS-C, trường nhìn sẽ thu hẹp còn khoảng 65 độ. Nó vẫn là một góc rộng, nhưng hiệu quả rất khiêm tốn. Lúc này, ống kính chỉ cho trường nhìn tương đương trường nhìn của ống kính 35mm gắn trên một máy ảnh full-frame.
Để nhận được cùng một trường nhìn như ống kính 21mm (trên máy full-frame), bạn cần dùng ống kính 14mm (trên một máy ảnh APS-C).
Bức ảnh này được chụp với một ống kính 14mm trên máy ảnh APS-C, có trường nhìn tương tự ống 21mm trên máy ảnh full-frame.
Ví dụ 3 - ống kính 16mm
Cũng có trường hợp hai ống kính khác nhau có tiêu cự tương đương nhau nhưng lại có trường nhìn khác nhau dù được gắn trên cùng một máy ảnh: một ống kính góc rộng 16mm có trường nhìn 107 độ - nhưng một ống fisheye 16mm có trường nhìn 180 độ.
Hai ống kính này có tiêu cự tương đương, nhưng mỗi ống kính được thiết kế cho một mục đích khác nhau. Ống kính góc rộng 16mm được thiết kế để giữ cho các đường thẳng luôn thẳng, nhưng ống fisheye thì không, và kết quả là ống fisheye có trường nhìn rộng hơn nhiều.
Bảng dưới đây cho thấy trường nhìn của các tiêu cự phổ biến với máy ảnh full-frame, APS-C và Micro Four-Thirds:
2. Ống kính góc rộng là ống kính để "thu vào"
Bất kỳ ống kính nào có trường nhìn rộng hơn 63 độ thì đều là ống kính góc rộng. Đó thường là các ống 35mm hoặc ngắn hơn trên máy ảnh full-frame, ống 20mm trên máy APS-C, và khoảng 18mm trên máy Micro Four-Thirds.
Ống kính góc rộng có hai đặc điểm tác động đến ảnh chụp:
1. Trường nhìn rộng có nghĩa là bạn phải di chuyền tới gần chủ đề của bạn để đưa chủ đề vào khung hình. Nhưng, cùng lúc đó, ống kính góc rộng cũng sẽ thu nhận hậu cảnh ít hơn. Tiêu cự càng ngắn thì hậu cảnh càng lớn và bạn càng phải tiến sát chủ đề hơn.
2. Các ống kính góc rộng thường mang lại độ sâu trường ảnh tốt hơn ở bất kỳ thiết lập khẩu độ nào so với các tiêu cự dài hơn (thực tế, cần điều chỉnh khoảng cách từ ống kính tới chủ đề tuỳ thuộc vào tiêu cự).
Hai yếu tố này kết hợp lại khiến cho ống kính góc rộng được sử dụng để thu nạp thêm hình ảnh vào khung hình. Bạn luôn có thể đưa nhiều hậu cảnh hơn vào khung hình bất kể bạn ở gần đối tượng chụp như thế nào. Phần hậu cảnh cũng sẽ được lấy nét tốt hơn so với khi bạn dùng tiêu cự dài hơn. Nó cũng giúp nhấn mạnh các đường nét, tạo cảm giác tốt hơn về độ sâu trường ảnh mà các ảnh chụp với tiêu cự dài có thể không làm được.
Cần lưu ý rằng, những thay đổi nhỏ trong góc nhìn của bạn cũng có thể tạo nên sự khác biệt đáng kể trong việc sáng tác một bức ảnh. Tiêu cự càng ngắn thì điều này càng đúng. Khi các ống kính góc rộng thu nạp nhiều hậu cảnh thì có thể sẽ khó để đơn giản hoá bức ảnh và loại bỏ các chi tiết gây mất tập trung. Không có cách nào để khắc phục điều này, bạn cần ghi nhớ đặc điểm này trong quá trình sáng tác ảnh.
Bức ảnh này được chụp với ống kính 18mm (APS-C), nó thu nhận được các tòa nhà, những bức tường thành, hình ảnh phản chiếu dưới nước, rặng cây lùi xa dần, mọi thứ đều trong vùng lấy nét.
3. Ống kính Telephoto là ống kính để loại trừ
Ống kính tele là ống kính có trường nhìn khoảng 30 độ hoặc thấp hơn, tương đương với tiêu cự 85mm hoặc dài hơn trên máy ảnh full-frame, hoặc 50mm trên máy ảnh APS-C, và 40mm trên máy ảnh Micro Four-Thirds.
Tại sao lại nói ống kính tele là ống kính loại trừ? Chúng có một trường nhìn hẹp. Khi bạn đưa chủ đề của bạn vào khung hình thì hầu như không còn thấy hậu cảnh đâu cả. Chúng cũng dễ dàng khiến hậu cảnh bị đưa ra khỏi vùng lấy nét khi sử dụng khẩu độ rộng.
Bức ảnh này được chụp với một ống kính 50-150mm được thiết lập ở 72 mm (APS-C), cho thấy bàn tay của người phụ nữ và các món đồ dệt mà người đó bán, bức ảnh gần như không có hậu cảnh.
4. Các ống kính bình thường giữ vị trí trung bình
Các ống kính thông thường có trường nhìn vào khoảng 55 độ, giữ vị trí trung bình giữa ống góc rộng và tele. Chúng không cho hình ảnh với góc nhìn ấn tượng mà bạn có thể có được với một ống góc rộng, và cũng không loại trừ hậu cảnh đến mức giống như ống tele.
Nếu bạn có một ống kính một tiêu cự (prime lens) bình thường, bạn có thể mở khẩu độ lên đến mức xoá phông (defocus), đôi khi khẩu độ tăng lên đáng kể nếu bạn tiến đến chủ thể đủ gần. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thường xuyên lùi lại để có thể đưa mọi thứ trong ảnh vào vùng lấy nét.
Bức ảnh này được chụp với một ống kính 35mm, một ống kính bình thường trên một máy ảnh APS-C. Nó có thể có góc nhìn thiếu đặc sắc, không có trường nhìn rộng như khi chụp với ống góc rộng, nhưng nó vẫn có nhiều hậu cảnh mà hình ảnh không bị "nén" như khi chụp với ống tele.
Như vậy, việc hiểu rõ trường nhìn mà các tiêu cự máy ảnh mang lại sẽ giúp bạn trong quá trình sáng tác các bức ảnh để mang lại hiệu quả mong muốn. Điều này cũng giúp bạn xác định được cần sử dụng ống kính nào với máy ảnh bạn đang có để khắc phục các nhược điểm của ống kính.
Theo Digital Photography School
Có thể bạn đã nắm được các thông số cơ bản của máy ảnh, hiểu được sự khác biệt giữa chụp ảnh góc rộng và chụp xa, nhưng chúng ta hãy đi sâu tìm hiểu về tiêu cự máy ảnh và vai trò của nó trong việc tạo nên những bức ảnh đẹp.
Có bốn điều căn bản cần biết về tiêu cự (focal length):
1. Tiêu cự không quan trọng bằng trường nhìn (field of view)
Có hai yếu tố xác định trường nhìn của một ống kính là: tiêu cự và kích thước cảm biến
Trường nhìn, đôi khi được gọi là góc nhìn, quan trọng hơn nhiều so với tiêu cự, bởi nó cho bạn biết ống kính "nhìn" được bao nhiêu khung cảnh. Tuy nhiên, do trường nhìn thay đổi tuỳ thuộc kích thước cảm biến, các nhà sản xuất cho chúng ta thông tin thay thế thông qua các số đo tiêu cự. Tiêu cự là một phép đo cố định không thay đổi (nó là khoảng cách từ trung tâm của ống kính đến mặt phẳng tiêu cự, tức cảm biến của máy ảnh).
Dưới đây là một số ví dụ thực tế.
Ống kính một tiêu cự (prime lens) 50mm
Một ống kính Prime 50mm có trường nhìn 47 độ trên một máy ảnh full-frame. Trường nhìn này xấp xỉ những gì chúng ta nhìn thấy bằng mắt. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn gắn ống kính 50mm trên một máy ảnh APS-C (có hệ số crop 1.6x)? Hệ số crop của một cảm biến ảnh nhỏ hơn sẽ khiến ống kính lúc này có trường nhìn khoảng 30 độ, biến nó thành một ống kính tele ngắn.
Việc thay đổi trường nhìn này có nghĩa là bạn phải di chuyển ra xa khỏi chủ đề chụp để có thể đưa nó vào khung hình, khi đó sự nhìn nhận chủ đề theo quy luật gần xa (perspective) cũng sẽ thay đổi, mang lại hiệu ứng "nén" đặc trưng của các ống kính tele ngắn.
Nếu bạn muốn có trường nhìn tương đương với một ống kính 50mm trên một máy ảnh APS-C, bạn cần phải sử dụng một tiêu cự khoảng 31mm, vì ở tiêu cự này trường nhìn vào khoảng 47 độ.
Thực tế, ống kính prime với tiêu cự 31mm không tồn tại, do đó bạn có thể chọn ống 28mm hoặc ống 35mm tùy thuộc vào việc bạn muốn có trường nhìn rộng hơn hay hẹp hơn, nhưng bạn có thể thiết lập tiêu cự đó nếu ống kính có chế độ zoom.
Ống kính 50mm, máy ảnh full-frame. Ống kính cho trường nhìn 47 độ.
Ống kính 50mm, máy ảnh APS-C. Cùng một ống kính nhưng trường nhìn 30 độ.
Ví dụ 2 - ống kính 21mm
Điều tương tự cũng xảy ra đối với ống kính góc rộng. Một ống kính prime 21mm có trường nhìn 92 độ, rất lý tưởng cho chụp ảnh phong cảnh hoặc sáng tác những hình ảnh với góc nhìn ấn tượng.
Nhưng nếu đặt nó trên một máy ảnh APS-C, trường nhìn sẽ thu hẹp còn khoảng 65 độ. Nó vẫn là một góc rộng, nhưng hiệu quả rất khiêm tốn. Lúc này, ống kính chỉ cho trường nhìn tương đương trường nhìn của ống kính 35mm gắn trên một máy ảnh full-frame.
Để nhận được cùng một trường nhìn như ống kính 21mm (trên máy full-frame), bạn cần dùng ống kính 14mm (trên một máy ảnh APS-C).
Bức ảnh này được chụp với một ống kính 14mm trên máy ảnh APS-C, có trường nhìn tương tự ống 21mm trên máy ảnh full-frame.
Ví dụ 3 - ống kính 16mm
Cũng có trường hợp hai ống kính khác nhau có tiêu cự tương đương nhau nhưng lại có trường nhìn khác nhau dù được gắn trên cùng một máy ảnh: một ống kính góc rộng 16mm có trường nhìn 107 độ - nhưng một ống fisheye 16mm có trường nhìn 180 độ.
Hai ống kính này có tiêu cự tương đương, nhưng mỗi ống kính được thiết kế cho một mục đích khác nhau. Ống kính góc rộng 16mm được thiết kế để giữ cho các đường thẳng luôn thẳng, nhưng ống fisheye thì không, và kết quả là ống fisheye có trường nhìn rộng hơn nhiều.
Bảng dưới đây cho thấy trường nhìn của các tiêu cự phổ biến với máy ảnh full-frame, APS-C và Micro Four-Thirds:
2. Ống kính góc rộng là ống kính để "thu vào"
Bất kỳ ống kính nào có trường nhìn rộng hơn 63 độ thì đều là ống kính góc rộng. Đó thường là các ống 35mm hoặc ngắn hơn trên máy ảnh full-frame, ống 20mm trên máy APS-C, và khoảng 18mm trên máy Micro Four-Thirds.
Ống kính góc rộng có hai đặc điểm tác động đến ảnh chụp:
1. Trường nhìn rộng có nghĩa là bạn phải di chuyền tới gần chủ đề của bạn để đưa chủ đề vào khung hình. Nhưng, cùng lúc đó, ống kính góc rộng cũng sẽ thu nhận hậu cảnh ít hơn. Tiêu cự càng ngắn thì hậu cảnh càng lớn và bạn càng phải tiến sát chủ đề hơn.
2. Các ống kính góc rộng thường mang lại độ sâu trường ảnh tốt hơn ở bất kỳ thiết lập khẩu độ nào so với các tiêu cự dài hơn (thực tế, cần điều chỉnh khoảng cách từ ống kính tới chủ đề tuỳ thuộc vào tiêu cự).
Hai yếu tố này kết hợp lại khiến cho ống kính góc rộng được sử dụng để thu nạp thêm hình ảnh vào khung hình. Bạn luôn có thể đưa nhiều hậu cảnh hơn vào khung hình bất kể bạn ở gần đối tượng chụp như thế nào. Phần hậu cảnh cũng sẽ được lấy nét tốt hơn so với khi bạn dùng tiêu cự dài hơn. Nó cũng giúp nhấn mạnh các đường nét, tạo cảm giác tốt hơn về độ sâu trường ảnh mà các ảnh chụp với tiêu cự dài có thể không làm được.
Cần lưu ý rằng, những thay đổi nhỏ trong góc nhìn của bạn cũng có thể tạo nên sự khác biệt đáng kể trong việc sáng tác một bức ảnh. Tiêu cự càng ngắn thì điều này càng đúng. Khi các ống kính góc rộng thu nạp nhiều hậu cảnh thì có thể sẽ khó để đơn giản hoá bức ảnh và loại bỏ các chi tiết gây mất tập trung. Không có cách nào để khắc phục điều này, bạn cần ghi nhớ đặc điểm này trong quá trình sáng tác ảnh.
Bức ảnh này được chụp với ống kính 18mm (APS-C), nó thu nhận được các tòa nhà, những bức tường thành, hình ảnh phản chiếu dưới nước, rặng cây lùi xa dần, mọi thứ đều trong vùng lấy nét.
3. Ống kính Telephoto là ống kính để loại trừ
Ống kính tele là ống kính có trường nhìn khoảng 30 độ hoặc thấp hơn, tương đương với tiêu cự 85mm hoặc dài hơn trên máy ảnh full-frame, hoặc 50mm trên máy ảnh APS-C, và 40mm trên máy ảnh Micro Four-Thirds.
Tại sao lại nói ống kính tele là ống kính loại trừ? Chúng có một trường nhìn hẹp. Khi bạn đưa chủ đề của bạn vào khung hình thì hầu như không còn thấy hậu cảnh đâu cả. Chúng cũng dễ dàng khiến hậu cảnh bị đưa ra khỏi vùng lấy nét khi sử dụng khẩu độ rộng.
Bức ảnh này được chụp với một ống kính 50-150mm được thiết lập ở 72 mm (APS-C), cho thấy bàn tay của người phụ nữ và các món đồ dệt mà người đó bán, bức ảnh gần như không có hậu cảnh.
4. Các ống kính bình thường giữ vị trí trung bình
Các ống kính thông thường có trường nhìn vào khoảng 55 độ, giữ vị trí trung bình giữa ống góc rộng và tele. Chúng không cho hình ảnh với góc nhìn ấn tượng mà bạn có thể có được với một ống góc rộng, và cũng không loại trừ hậu cảnh đến mức giống như ống tele.
Nếu bạn có một ống kính một tiêu cự (prime lens) bình thường, bạn có thể mở khẩu độ lên đến mức xoá phông (defocus), đôi khi khẩu độ tăng lên đáng kể nếu bạn tiến đến chủ thể đủ gần. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thường xuyên lùi lại để có thể đưa mọi thứ trong ảnh vào vùng lấy nét.
Bức ảnh này được chụp với một ống kính 35mm, một ống kính bình thường trên một máy ảnh APS-C. Nó có thể có góc nhìn thiếu đặc sắc, không có trường nhìn rộng như khi chụp với ống góc rộng, nhưng nó vẫn có nhiều hậu cảnh mà hình ảnh không bị "nén" như khi chụp với ống tele.
Như vậy, việc hiểu rõ trường nhìn mà các tiêu cự máy ảnh mang lại sẽ giúp bạn trong quá trình sáng tác các bức ảnh để mang lại hiệu quả mong muốn. Điều này cũng giúp bạn xác định được cần sử dụng ống kính nào với máy ảnh bạn đang có để khắc phục các nhược điểm của ống kính.
Theo Digital Photography School