Logo được xem là diện mạo công ty, những công tu lớn như pepsi, coca,... chỉ với những thiết kế đơn giản nhưng đem lại hiểu quả cực lớn, những logo này lưu lại trong tấm trí người xem chỉ trong lần đầu tiên và làm họ dễ dàng nói ra khi được hỏi. Vậy làm sao có thể làm được những logo như vậy, mời các bạn xem bài viết sau:
Jonah Berger, phó giáo sư khoa Marketing ở trường James G. Campbell và Wharton School – Đại học Pennsylvania kiêm tác giả quyển Contagious: Why Things Catch On từng nhận xét: “Bạn cần người khác nhớ và có thể kể về công ty của bạn ngay cả khi bạn không ở bên cạnh để nhắc họ.” Các logo tốt có nhiều điểm chung, và theo Berger, 5 yếu tố dưới đây là bí quyết thiết kế logo nổi bật.
1. Đơn giản
Những logo nổi tiếng đều giống nhau ở tính giản đơn, thể hiện qua số lượng yếu tố động trong logo. Ví dụ như logo màu cầu vồng rực rỡ trước đây của Apple đã được đổi thành màu xám đơn sắc. Thiết kế tối giản này khiến logo dễ nhìn và được khách hàng yêu thích hơn.
Chúng ta thường thích những thứ đơn giản, dễ hiểu, do đó thương hiệu nên chọn cho mình những thiết kế đẹp nhưng không rườm rà để khách hàng dễ tiếp nhận. Logo của các thương hiệu lớn như IKEA, IBM hay Coca-Cola thường có không quá 2-3 màu.
2. Nhất quán
Logo là phương tiện truyền thông thương hiệu do đó nó cần được thiết kế tương đồng với thông điệp chung mà bạn muốn chuyển tải, ví như trường hợp của Apple. Nhiều năm trước màu cầu vồng tượng trưng cho tính tự do, thoải mái và phù hợp với tinh thần của một công ty mới thành lập có tham vọng lật đổ những người khổng lồ trong ngành công nghệ. Thế nhưng ngày nay, trong cương vị là một trong những tập đoàn giá trị nhất thế giới, Apple cần một logo hiện đại nhưng vẫn nhẹ nhàng, thân thiện hơn logo của IBM và quan trọng hơn cả, vẫn chuyển tải được thông điệp của Apple rằng họ hiện thân của công nghệ thân thiện, dễ sử dụng. Nếu bạn chuẩn bị thành lập công ty, hãy dành thời gian xác định cá tính thương hiệu và cách chuyển tải chúng vào logo.
3. Dễ nhớ
Logo cần phải khiến khách hàng dễ hình dung và ghi nhớ để họ có thể nhắc đến bạn và thông điệp bạn muốn nói. Những logo đơn giản thường dễ hiểu, nhưng một chút phá cách trong logo sẽ giúp người khác dễ nhớ hơn. Nếu Apple không dùng hình ảnh quả táo cắn dở, chúng ta vẫn hiểu được nhưng sẽ không ấn tượng vì một quả táo nguyên vẹn thì không có gì là lạ. Một chút ngẫu hứng sẽ giúp logo của bạn nổi bật hơn.
4. Gây chú ý
Yếu tố này khiến người khác chú ý ngay đến logo của bạn, giúp bạn nổi trội hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành, như trường hợp của TalentBin, công cụ tìm kiếm hỗ trợ doanh nghiệp trong tuyển dụng nhân sự. Logo của họ là hình vẽ chú sóc màu tím đang cưỡi một con bạch kỳ mã. Thoạt nhìn có vẻ hơi kỳ lạ nhưng logo này lại có ý nghĩa đặc biệt. Trong ngành tuyển dụng, hình ảnh chú sóc tím tượng trưng cho những nhân tài thật sự, quý và khó tìm. Đây là cách TalentBin thể hiện họ thật sự là chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Tuy không nhiên đây không phải là logo chính của TalentBin, nó chỉ được dùng nội bộ, tại các hội thảo và tài liệu gửi đến những người làm trong ngành tuyển dụng.
5. Thăm dò thị trường
Cuối cùng, đừng quá dựa vào cảm tính và ý kiến chủ quan của mình khi thiết kế logo, bạn cần nghiên cứu và thăm dò kỹ càng. Bạn có thể cho thử kiểm tra các thiết kế với khách hàng tiềm năng, đối tác, nhân viên, v.v. để biết được họ cảm nhận logo của mình ra sao và có thật sự họ nắm được thông điệp bạn muốn chuyển tải qua logo hay không.
Jonah Berger, phó giáo sư khoa Marketing ở trường James G. Campbell và Wharton School – Đại học Pennsylvania kiêm tác giả quyển Contagious: Why Things Catch On từng nhận xét: “Bạn cần người khác nhớ và có thể kể về công ty của bạn ngay cả khi bạn không ở bên cạnh để nhắc họ.” Các logo tốt có nhiều điểm chung, và theo Berger, 5 yếu tố dưới đây là bí quyết thiết kế logo nổi bật.
1. Đơn giản
Những logo nổi tiếng đều giống nhau ở tính giản đơn, thể hiện qua số lượng yếu tố động trong logo. Ví dụ như logo màu cầu vồng rực rỡ trước đây của Apple đã được đổi thành màu xám đơn sắc. Thiết kế tối giản này khiến logo dễ nhìn và được khách hàng yêu thích hơn.
Chúng ta thường thích những thứ đơn giản, dễ hiểu, do đó thương hiệu nên chọn cho mình những thiết kế đẹp nhưng không rườm rà để khách hàng dễ tiếp nhận. Logo của các thương hiệu lớn như IKEA, IBM hay Coca-Cola thường có không quá 2-3 màu.
2. Nhất quán
Logo là phương tiện truyền thông thương hiệu do đó nó cần được thiết kế tương đồng với thông điệp chung mà bạn muốn chuyển tải, ví như trường hợp của Apple. Nhiều năm trước màu cầu vồng tượng trưng cho tính tự do, thoải mái và phù hợp với tinh thần của một công ty mới thành lập có tham vọng lật đổ những người khổng lồ trong ngành công nghệ. Thế nhưng ngày nay, trong cương vị là một trong những tập đoàn giá trị nhất thế giới, Apple cần một logo hiện đại nhưng vẫn nhẹ nhàng, thân thiện hơn logo của IBM và quan trọng hơn cả, vẫn chuyển tải được thông điệp của Apple rằng họ hiện thân của công nghệ thân thiện, dễ sử dụng. Nếu bạn chuẩn bị thành lập công ty, hãy dành thời gian xác định cá tính thương hiệu và cách chuyển tải chúng vào logo.
3. Dễ nhớ
Logo cần phải khiến khách hàng dễ hình dung và ghi nhớ để họ có thể nhắc đến bạn và thông điệp bạn muốn nói. Những logo đơn giản thường dễ hiểu, nhưng một chút phá cách trong logo sẽ giúp người khác dễ nhớ hơn. Nếu Apple không dùng hình ảnh quả táo cắn dở, chúng ta vẫn hiểu được nhưng sẽ không ấn tượng vì một quả táo nguyên vẹn thì không có gì là lạ. Một chút ngẫu hứng sẽ giúp logo của bạn nổi bật hơn.
4. Gây chú ý
Yếu tố này khiến người khác chú ý ngay đến logo của bạn, giúp bạn nổi trội hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành, như trường hợp của TalentBin, công cụ tìm kiếm hỗ trợ doanh nghiệp trong tuyển dụng nhân sự. Logo của họ là hình vẽ chú sóc màu tím đang cưỡi một con bạch kỳ mã. Thoạt nhìn có vẻ hơi kỳ lạ nhưng logo này lại có ý nghĩa đặc biệt. Trong ngành tuyển dụng, hình ảnh chú sóc tím tượng trưng cho những nhân tài thật sự, quý và khó tìm. Đây là cách TalentBin thể hiện họ thật sự là chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Tuy không nhiên đây không phải là logo chính của TalentBin, nó chỉ được dùng nội bộ, tại các hội thảo và tài liệu gửi đến những người làm trong ngành tuyển dụng.
5. Thăm dò thị trường
Cuối cùng, đừng quá dựa vào cảm tính và ý kiến chủ quan của mình khi thiết kế logo, bạn cần nghiên cứu và thăm dò kỹ càng. Bạn có thể cho thử kiểm tra các thiết kế với khách hàng tiềm năng, đối tác, nhân viên, v.v. để biết được họ cảm nhận logo của mình ra sao và có thật sự họ nắm được thông điệp bạn muốn chuyển tải qua logo hay không.