NhiNhiNho2013
Newbie
Nhân dịp 58 năm ngày Quốc khánh Malaysia (31. 08. 1957) và 70 năm Quốc khánh Việt Nam (02. 09. 1945), triển lãm “Mọc” với sự góp mặt của 4 họa sĩ Malaysia và 5 họa sĩ Việt Nam đã được trưng bày tại Trung tâm giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội.
Không gian trong triển lãm Mọc
Các họa sĩ Malaysia và các họa sĩ Việt Nam trong triển lãm đều là những người có đóng góp nhất định trong đời sống nghệ thuật của mỗi nước. Hơn 30 tác phẩm của các họa sĩ được thể hiện với nhiều hình thức khác nhau: điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt, hội họa và đồ họa. Những tác phẩm này xoay quanh các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, nữ quyền, sức mạnh của cái đẹp… Qua cái nhìn và cách biểu đạt của các nữ nghệ sĩ, người xem thấy được sự quan trọng của những vấn đề tưởng chừng hết sức bé nhỏ, đơn giản. Chúng ta đã và đang có cái nhìn hời hợt tới mọi thứ đang gắn bó với mình. Các nữ tác giả đề cập đến những vấn đề này bằng cảm nhận tinh tế và cách thể hiện nữ tính.
Đoàn Thị Thu Hương – “Chiều Cuối Năm” – Sơn mài – 1m x 1m – 2015 – 8500USD
Đoàn Thị Thu Hương – “Mùa Thu” – Sơn mài – 60cm x 120cm – 2014 – 9500USD
Mỗi tác phẩm lại đem tới người xem một cảm nhận, suy nghĩ và ấn tượng khác nhau. Những nữ họa sĩ Malaysia thể hiện là những con người cứng cỏi: họ tiếp cận chủ đề một cách dứt khoát và mạnh mẽ nhưng với cách thể hiện vẫn nữ tính, hài hòa… Những nữ họa sĩ Việt Nam thì đem người xem đến cảm giác an toàn hơn, nhẹ nhàng, tình cảm và sâu lắng nhưng không kém day dứt. Hòa hợp với nhau trong không gian chung của triển lãm, nhưng mỗi tác phẩm là một dấu riêng.
Christine Das – “Remembrance”- 2013 – Alic trên toan –102cm x 76cm – 2500USD
Trong số các họa sĩ Malaysia, nghệ sĩ thị giác Christine Das đem lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất ở bút pháp khác biệt. Chị vốn là người học thiết kế đồ họa nên những tác phẩm cũng mang đậm nét phong cách của một người thiết kế. Những đường nét khỏe khoắn, cứng cỏi nhưng khi đan quyện lại trở nên uyển chuyển, nhẹ nhàng và tinh tế. Với tác phẩm tham gia triển lãm của chị lần này, chị thể hiện sự quan tâm của mình đến Mẹ thiên nhiên. Nét bút của chị uyển chuyển, gợi cho người xem cảm giác đượm buồn khi liên tưởng về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Christine Das chia sẻ: “Tôi cảm thấy bắt buộc phải diễn tả vẻ đẹp của Mẹ Tự Nhiên thông qua hình ảnh nghệ thuật của mình bởi giữa Mẹ và con người đang xảy diễn ra một cuộc đấu tranh dữ dội, làm cho Mẹ Tự Nhiên yếu dần đi đến mức báo động. Vẻ đẹp và sự bí ẩn của thiên nhiên đã thu hút sự chú ý của tôi, làm tôi cảm động sâu sắc ngay từ khi còn trẻ. Thiên nhiên đem lại cho tôi nguồn cảm hứng và đồng thời cũng làm tôi rơi lệ”.
Christine Das – “Attraction”- 2012 – Alic trên toan –91cm x 61cm – 2000USD
Christine Das – “Perched No.5” và “Perched No.6”- tạm dịch “Nơi Chim Về Làm Tổ”
số 5 và số 6- 2013 – Alic trên toan –91cm x 61cm – 2500USD mỗi bức
Cũng hướng sự quan tâm của mình tới tự nhiên, Lisa Foo lại chọn diễn đạt bằng nghệ thuật sắp đặt: ánh sáng, tranh ảnh, cành khô, lá khô… Tác phẩm của Lisa Foo được đặt ngay giữa phòng trưng bày, cô thu thập rất nhiều lá khô, gom thành những đống nhỏ. Một số các chùm lá khô, quả khô được cô treo lên lơ lửng. Người xem có thể di chuyển vào giữa hoặc đi xuyên qua tác phẩm. Lá khô là “nguyên liệu” quen thuộc và thân thiện được nghệ sĩ góp nhặt từ tự nhiên, nhưng trong tác phẩm này, khi chúng được chất thành đống, một chút buồn, một chút rờn rợn được gợi lên. Cảm giác chết chóc, hay cao hơn nữa là những liên tưởng về ô nhiễm môi trường được nhắc đến một cách khéo léo. Đi vào trong tác phẩm, đứng giữa những đống lá, người xem có cơ hội suy nghĩ về mối liên quan giữa họ và tự nhiên. Vấn đề biến đổi khí hậu là vấn đề hàng đầu hiện nay do xu hướng công nghiệp hóa toàn cầu diễn ra. Chính điều đó đã ảnh hướng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Qua tác phẩm của mình, Lisa Foo hi vọng nghệ thuật có thể giúp con người phần nào nhận diện chính bản thân mình trong thế giới tự nhiên, cũng như thế giới do chính con người tạo ra.
Sắp đặt của Lisa Foo nằm giữa phòng trưng bày
Khác với nghệ sĩ Malaysia, những nghệ sĩ Việt Nam cũng thể hiện sự quan tâm của mình đến tự nhiên theo hướng khác. Các tác phẩm sơn mài trừu tượng của họa sĩ Hiền Nguyễn cho người xem thấy được sự nhạy cảm của con người trước thời tiết và môi trường.
cua hang nghe thuat, Nghệ thuật việt, Nghệ thuật gốc .Chất liệu sơn mài với phương pháp kĩ thuật truyền thống, đòi hỏi người làm nghệ thuật một sự kiên nhẫn đối với chính cảm xúc của mình. Chị chia sẻ : “Chất liệu sơn mài truyền thống rất phức tạp và khó ở chỗ mình phải thực hiện trong thời gian dài và phải tiên liệu sự thay đổi hiệu quả của màu sắc, vì đặc tính chất liệu rất khác với chất liệu thông dụng khác”. Thế nhưng sự kìm nén cảm xúc đó lại tạo nên sự thành công trong tác phẩm của chị. Có sự tinh tế với cách chuyển màu và chuyển lớp trong tranh sơn mài của Hiền Nguyễn. Các lớp màu chỉ chênh nhau ít nhưng lại rất hiệu quả. Phong cách trừu tượng cùng với sự nhuần nhuyễn trong hòa trộn màu sắc của chị đã làm cho người xem cảm nhận được sự tinh tế, nhạy cảm của người nghệ sĩ trước tự nhiên. Một dịch chuyển nhỏ cũng khiến cho tâm hồn người nghệ sĩ dao động.
Hiền Nguyễn – “Giao Mùa” – 2015 – Sơn mài – 60cm x 80cm – 2015 – 10.000 USD
Hiền Nguyễn – “Mùa Xuân Hà Nội”(trái) – “Xuân Sang” (phải) – 2015 – Sơn mài – 60cm x 60cm – 2015 – 8000 USD một bức
Hiền Nguyễn – “Ngày mai” – 2015 – Sơn mài – 60cm x 60cm – 2015 – 8000 USD
Hiền Nguyễn – “Hoa” – 2015 – Sơn mài – 60cm x 60cm – 2015 – 8000 USD
Bên cạnh những tác phẩm với chủ đề tự nhiên thì chủ đề về phụ nữ và trẻ em cũng được các nghệ sĩ đưa vào trong các sáng tác của mình.
Yante Ismail hướng nghệ thuật của mình theo chủ đề nữ quyền. Trong xã hội mà cô sống, người phụ nữ luôn bị đặt thấp hơn giá trị con người của họ và cách họ tồn tại trong xã hội cũng bị quy định bằng những định chế tôn giáo. Hình ảnh những cô gái đầy đặn khỏa thân trong tranh Yante là sự thách thức những chuẩn mực văn hóa và tôn giáo vốn có. Các tác phẩm của Yante không chỉ thể hiện cơ thể nữ giới căng tràn sức sống mà còn thể hiện thần thái cương quyết. Tác phẩm “Woman, Outraged” (tạm dịch Đàn Bà – Giận Dữ) vẽ một cô gái khỏa thân. Tư thế của cô gái vừa như phô bày, vừa che đậy. Ánh mắt cô gái nhìn sâu vào người xem và mái tóc của cô xõa tung ra tứ phía. Trên mái tóc còn điểm xuyết một vài chi tiết như xúc tu. Cả mái tóc của cô gái trông như một con bạch tuộc đang giương vòi phô trương sức mạnh của mình. Những mái tóc buông xõa như trêu ngươi những quy định về chuẩn mực trang phục. Xã hội – tôn giáo luôn bắt người phụ nữ phải nhún nhường, ẩn mình nhưng trong tác phẩm của Yante, người xem có thể thấy được ước mơ thoát xác. Những nhân vật nữ trong tranh kiên quyết đòi hỏi sự giải thoát, đòi hỏi được trao quyền. Tác phẩm của Yante như những lời thách thức cho những chuẩn mực xã hội mà xưa nay người phụ nữ đã mặc nhiên phải thừa nhận.
Yante Ismail – “Woman, Audacious” – 2015 – Chất liệu tổng hợp – 61cm x 122cm – 1500 USD
Không gian trong triển lãm Mọc
Các họa sĩ Malaysia và các họa sĩ Việt Nam trong triển lãm đều là những người có đóng góp nhất định trong đời sống nghệ thuật của mỗi nước. Hơn 30 tác phẩm của các họa sĩ được thể hiện với nhiều hình thức khác nhau: điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt, hội họa và đồ họa. Những tác phẩm này xoay quanh các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, nữ quyền, sức mạnh của cái đẹp… Qua cái nhìn và cách biểu đạt của các nữ nghệ sĩ, người xem thấy được sự quan trọng của những vấn đề tưởng chừng hết sức bé nhỏ, đơn giản. Chúng ta đã và đang có cái nhìn hời hợt tới mọi thứ đang gắn bó với mình. Các nữ tác giả đề cập đến những vấn đề này bằng cảm nhận tinh tế và cách thể hiện nữ tính.
Đoàn Thị Thu Hương – “Chiều Cuối Năm” – Sơn mài – 1m x 1m – 2015 – 8500USD
Đoàn Thị Thu Hương – “Mùa Thu” – Sơn mài – 60cm x 120cm – 2014 – 9500USD
Mỗi tác phẩm lại đem tới người xem một cảm nhận, suy nghĩ và ấn tượng khác nhau. Những nữ họa sĩ Malaysia thể hiện là những con người cứng cỏi: họ tiếp cận chủ đề một cách dứt khoát và mạnh mẽ nhưng với cách thể hiện vẫn nữ tính, hài hòa… Những nữ họa sĩ Việt Nam thì đem người xem đến cảm giác an toàn hơn, nhẹ nhàng, tình cảm và sâu lắng nhưng không kém day dứt. Hòa hợp với nhau trong không gian chung của triển lãm, nhưng mỗi tác phẩm là một dấu riêng.
Christine Das – “Remembrance”- 2013 – Alic trên toan –102cm x 76cm – 2500USD
Trong số các họa sĩ Malaysia, nghệ sĩ thị giác Christine Das đem lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất ở bút pháp khác biệt. Chị vốn là người học thiết kế đồ họa nên những tác phẩm cũng mang đậm nét phong cách của một người thiết kế. Những đường nét khỏe khoắn, cứng cỏi nhưng khi đan quyện lại trở nên uyển chuyển, nhẹ nhàng và tinh tế. Với tác phẩm tham gia triển lãm của chị lần này, chị thể hiện sự quan tâm của mình đến Mẹ thiên nhiên. Nét bút của chị uyển chuyển, gợi cho người xem cảm giác đượm buồn khi liên tưởng về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Christine Das chia sẻ: “Tôi cảm thấy bắt buộc phải diễn tả vẻ đẹp của Mẹ Tự Nhiên thông qua hình ảnh nghệ thuật của mình bởi giữa Mẹ và con người đang xảy diễn ra một cuộc đấu tranh dữ dội, làm cho Mẹ Tự Nhiên yếu dần đi đến mức báo động. Vẻ đẹp và sự bí ẩn của thiên nhiên đã thu hút sự chú ý của tôi, làm tôi cảm động sâu sắc ngay từ khi còn trẻ. Thiên nhiên đem lại cho tôi nguồn cảm hứng và đồng thời cũng làm tôi rơi lệ”.
Christine Das – “Attraction”- 2012 – Alic trên toan –91cm x 61cm – 2000USD
Christine Das – “Perched No.5” và “Perched No.6”- tạm dịch “Nơi Chim Về Làm Tổ”
số 5 và số 6- 2013 – Alic trên toan –91cm x 61cm – 2500USD mỗi bức
Cũng hướng sự quan tâm của mình tới tự nhiên, Lisa Foo lại chọn diễn đạt bằng nghệ thuật sắp đặt: ánh sáng, tranh ảnh, cành khô, lá khô… Tác phẩm của Lisa Foo được đặt ngay giữa phòng trưng bày, cô thu thập rất nhiều lá khô, gom thành những đống nhỏ. Một số các chùm lá khô, quả khô được cô treo lên lơ lửng. Người xem có thể di chuyển vào giữa hoặc đi xuyên qua tác phẩm. Lá khô là “nguyên liệu” quen thuộc và thân thiện được nghệ sĩ góp nhặt từ tự nhiên, nhưng trong tác phẩm này, khi chúng được chất thành đống, một chút buồn, một chút rờn rợn được gợi lên. Cảm giác chết chóc, hay cao hơn nữa là những liên tưởng về ô nhiễm môi trường được nhắc đến một cách khéo léo. Đi vào trong tác phẩm, đứng giữa những đống lá, người xem có cơ hội suy nghĩ về mối liên quan giữa họ và tự nhiên. Vấn đề biến đổi khí hậu là vấn đề hàng đầu hiện nay do xu hướng công nghiệp hóa toàn cầu diễn ra. Chính điều đó đã ảnh hướng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Qua tác phẩm của mình, Lisa Foo hi vọng nghệ thuật có thể giúp con người phần nào nhận diện chính bản thân mình trong thế giới tự nhiên, cũng như thế giới do chính con người tạo ra.
Sắp đặt của Lisa Foo nằm giữa phòng trưng bày
Khác với nghệ sĩ Malaysia, những nghệ sĩ Việt Nam cũng thể hiện sự quan tâm của mình đến tự nhiên theo hướng khác. Các tác phẩm sơn mài trừu tượng của họa sĩ Hiền Nguyễn cho người xem thấy được sự nhạy cảm của con người trước thời tiết và môi trường.
cua hang nghe thuat, Nghệ thuật việt, Nghệ thuật gốc .Chất liệu sơn mài với phương pháp kĩ thuật truyền thống, đòi hỏi người làm nghệ thuật một sự kiên nhẫn đối với chính cảm xúc của mình. Chị chia sẻ : “Chất liệu sơn mài truyền thống rất phức tạp và khó ở chỗ mình phải thực hiện trong thời gian dài và phải tiên liệu sự thay đổi hiệu quả của màu sắc, vì đặc tính chất liệu rất khác với chất liệu thông dụng khác”. Thế nhưng sự kìm nén cảm xúc đó lại tạo nên sự thành công trong tác phẩm của chị. Có sự tinh tế với cách chuyển màu và chuyển lớp trong tranh sơn mài của Hiền Nguyễn. Các lớp màu chỉ chênh nhau ít nhưng lại rất hiệu quả. Phong cách trừu tượng cùng với sự nhuần nhuyễn trong hòa trộn màu sắc của chị đã làm cho người xem cảm nhận được sự tinh tế, nhạy cảm của người nghệ sĩ trước tự nhiên. Một dịch chuyển nhỏ cũng khiến cho tâm hồn người nghệ sĩ dao động.
Hiền Nguyễn – “Giao Mùa” – 2015 – Sơn mài – 60cm x 80cm – 2015 – 10.000 USD
Hiền Nguyễn – “Mùa Xuân Hà Nội”(trái) – “Xuân Sang” (phải) – 2015 – Sơn mài – 60cm x 60cm – 2015 – 8000 USD một bức
Hiền Nguyễn – “Ngày mai” – 2015 – Sơn mài – 60cm x 60cm – 2015 – 8000 USD
Hiền Nguyễn – “Hoa” – 2015 – Sơn mài – 60cm x 60cm – 2015 – 8000 USD
Bên cạnh những tác phẩm với chủ đề tự nhiên thì chủ đề về phụ nữ và trẻ em cũng được các nghệ sĩ đưa vào trong các sáng tác của mình.
Yante Ismail hướng nghệ thuật của mình theo chủ đề nữ quyền. Trong xã hội mà cô sống, người phụ nữ luôn bị đặt thấp hơn giá trị con người của họ và cách họ tồn tại trong xã hội cũng bị quy định bằng những định chế tôn giáo. Hình ảnh những cô gái đầy đặn khỏa thân trong tranh Yante là sự thách thức những chuẩn mực văn hóa và tôn giáo vốn có. Các tác phẩm của Yante không chỉ thể hiện cơ thể nữ giới căng tràn sức sống mà còn thể hiện thần thái cương quyết. Tác phẩm “Woman, Outraged” (tạm dịch Đàn Bà – Giận Dữ) vẽ một cô gái khỏa thân. Tư thế của cô gái vừa như phô bày, vừa che đậy. Ánh mắt cô gái nhìn sâu vào người xem và mái tóc của cô xõa tung ra tứ phía. Trên mái tóc còn điểm xuyết một vài chi tiết như xúc tu. Cả mái tóc của cô gái trông như một con bạch tuộc đang giương vòi phô trương sức mạnh của mình. Những mái tóc buông xõa như trêu ngươi những quy định về chuẩn mực trang phục. Xã hội – tôn giáo luôn bắt người phụ nữ phải nhún nhường, ẩn mình nhưng trong tác phẩm của Yante, người xem có thể thấy được ước mơ thoát xác. Những nhân vật nữ trong tranh kiên quyết đòi hỏi sự giải thoát, đòi hỏi được trao quyền. Tác phẩm của Yante như những lời thách thức cho những chuẩn mực xã hội mà xưa nay người phụ nữ đã mặc nhiên phải thừa nhận.
Yante Ismail – “Woman, Audacious” – 2015 – Chất liệu tổng hợp – 61cm x 122cm – 1500 USD