Mình nhớ một câu nói của mẹ: “Cái máy tính hỏng khác với cái máy giặt hỏng. Máy giặt hỏng thường vì phần cứng còn máy tính hỏng thường vì phần mềm. Nếu chỉ hỏng vì phần mềm thì nhất định có cách sửa chứ không phải gọi thợ hay đổi máy.” Mình rất phục cách hiểu của mẹ. Chính vì mẹ nghĩ thế, mẹ đã tự mò được đúng cấu hình chỉnh sửa để khôi phục lại máy tính như cũ.
Bao giờ cũng vậy, cách hiểu của người dùng quyết định cách người ta dùng một sản phẩm. Tuy nhiên, cách hiểu của mỗi người lại một khác. Giơ tay nếu bạn từng sợ vào thang máy. Mình đã từng cảm thấy lo sợ khi vào thang máy lần đầu tiên vì mình không hiểu thang máy hoạt động như thế nào.
Cách hiểu 1
Có phải thang máy hoạt động được là nhờ bong bay kéo lên trời?
Thang máy lên xuống dùng bóng bay.2
Bấm nút lên tầng thì sẽ bơm khí vào bong bóng để kéo thang máy lên, còn bấm nút xuống tầng thì sẽ có cái kim chọc bớt bong bong và thang máy hạ xuống. Vì mình hiểu như thế, mỗi khi vào thang máy mình thường đập nút nhiều lần để bơm khí cho nhiều, lên tầng cho nhanh.
Cách hiểu 2
Trong chuyện cổ tích Grimm, ông thợ giầy ngủ quên được người tí hon giúp làm nốt việc. Có khi thang máy được người tí hon vận hành đẩy và kéo. Thảo nào mỗi lần mình đi ăn trưa về lại cảm tưởng là thang máy đi chậm hơn một chút. Đôi lúc thang máy hỏng chắc là vì người tí hon đi đình công đòi tăng lương.
Thang máy được điều khiển bởi người tí hon/người máy/minion.3
Cách hiểu 3
Bây giờ thế kỷ 21 rồi, chắc chắn thang máy dùng công nghệ tên lửa:
Bay lên trời 4
Thảo nào thang máy toàn mùi sắt thép. Đây là lý do mình hay sợ đi thang máy ở các toà nhà chọc trời. Lỡ thang máy bay quá đà lên trời thì mình chỉ có nước lên tủ ngắm gà khoả thân.
Cách hiểu 4
Mê muội một chút, mình nghĩ thang máy là cái thứ vận hành bởi ma quỷ, thậm chí bởi người ngoài hành tinh. Sự thực là ở góc mỗi thang máy đều có một máy tẩy não truyền cho chúng ta những ký ức giả. Ta tưởng đã lên gác đi làm nhưng thực ra vẫn bị nhốt trong một cái chuồng sắt. Để đến một ngày nào đó, mình sẽ đội cái nồi inox lên đầu đi thang máy xem còn bị ám nữa không.
Thang máy thực ra là một cái chuồng để người ngoài hành tinh thí nghiệm với con người.5
Cách hoạt động thật sự
Hoá ra thang lên xuống đã tồn tại từ hồi Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên phải mất mấy nghìn năm mới phát minh được thang máy hiệu quả và an toàn. Có hai bước đột phá chính:
Hệ thống ròng rọc và cân đối trọng: Bạn hãy tưởng tượng trong đầu một cái cân, nếu hai bên cân bằng nhau thì rất dễ tác động nghiêng sang bên này hay nghiêng bên kia. Thang máy cũng thế, một bên là phòng thang máy, một bên là quả tạ tương ứng với số lượng người trung bình mà thang máy phải chở. Nhờ vậy, động cơ kéo ròng rọc chỉ cần kéo nhẹ nhàng là được. Khi lên thì động cơ kéo phòng chứa người lên, khi xuống thì kéo bên quả tạ lên. Sau khi viết bài này, mình cũng mới ngộ ra là khi đi thang máy một người, động cơ còn phải kéo nhiều hơn là đi với một nhóm người mà nặng bằng cái tạ.
Hệ thống ròng rọc, động cơ và cân đối trọng.6
Hệ thống phanh Otis Trong nóc mỗi thang máy, dây ròng rọc được nối vào hai thanh phanh. Trong trường hợp đứt dây hay động cơ hỏng thì thanh phanh sẽ xoè ra bám vào thành tường để giữ thang máy lại. Hiểu được điều này, mình đã biết thang máy sẽ không rơi khi cúp điện.
Nhờ phát minh của Elisha Otis (1853) mới có toà nhà Bixteco, The Landmark 81, tháp Eiffel, v.v. 7
Làm UX thật khó
Một bạn đọc hỏi mình ngành UX có khó không? Mình nghĩ là khó. Vì những gì mình thấy dễ hiểu thì người khác lại thấy là khó hiểu, và ngược lại. Có những thứ khi mình làm một đằng thì người dùng lại dùng một nẻo. Chính sự khác biệt về kinh nghiệm của mỗi người dùng (người hùng bàn phím hay gõ tay một ngón), sự khác biệt về văn hoá (mỗi nước mỗi miền một khác), và hoàn cảnh sử dụng (rảnh rỗi, vội vã, no đói) sẽ sản sinh ra rất nhiều cách hiểukhác nhau, giống như ví dụ thang máy ở trên vậy.
Nguồn UXlagi.com
Thumbnail: tubik studio
Bao giờ cũng vậy, cách hiểu của người dùng quyết định cách người ta dùng một sản phẩm. Tuy nhiên, cách hiểu của mỗi người lại một khác. Giơ tay nếu bạn từng sợ vào thang máy. Mình đã từng cảm thấy lo sợ khi vào thang máy lần đầu tiên vì mình không hiểu thang máy hoạt động như thế nào.
Cách hiểu 1
Có phải thang máy hoạt động được là nhờ bong bay kéo lên trời?
Thang máy lên xuống dùng bóng bay.2
Bấm nút lên tầng thì sẽ bơm khí vào bong bóng để kéo thang máy lên, còn bấm nút xuống tầng thì sẽ có cái kim chọc bớt bong bong và thang máy hạ xuống. Vì mình hiểu như thế, mỗi khi vào thang máy mình thường đập nút nhiều lần để bơm khí cho nhiều, lên tầng cho nhanh.
Cách hiểu 2
Trong chuyện cổ tích Grimm, ông thợ giầy ngủ quên được người tí hon giúp làm nốt việc. Có khi thang máy được người tí hon vận hành đẩy và kéo. Thảo nào mỗi lần mình đi ăn trưa về lại cảm tưởng là thang máy đi chậm hơn một chút. Đôi lúc thang máy hỏng chắc là vì người tí hon đi đình công đòi tăng lương.
Thang máy được điều khiển bởi người tí hon/người máy/minion.3
Cách hiểu 3
Bây giờ thế kỷ 21 rồi, chắc chắn thang máy dùng công nghệ tên lửa:
Bay lên trời 4
Thảo nào thang máy toàn mùi sắt thép. Đây là lý do mình hay sợ đi thang máy ở các toà nhà chọc trời. Lỡ thang máy bay quá đà lên trời thì mình chỉ có nước lên tủ ngắm gà khoả thân.
Cách hiểu 4
Mê muội một chút, mình nghĩ thang máy là cái thứ vận hành bởi ma quỷ, thậm chí bởi người ngoài hành tinh. Sự thực là ở góc mỗi thang máy đều có một máy tẩy não truyền cho chúng ta những ký ức giả. Ta tưởng đã lên gác đi làm nhưng thực ra vẫn bị nhốt trong một cái chuồng sắt. Để đến một ngày nào đó, mình sẽ đội cái nồi inox lên đầu đi thang máy xem còn bị ám nữa không.
Thang máy thực ra là một cái chuồng để người ngoài hành tinh thí nghiệm với con người.5
Cách hoạt động thật sự
Hoá ra thang lên xuống đã tồn tại từ hồi Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên phải mất mấy nghìn năm mới phát minh được thang máy hiệu quả và an toàn. Có hai bước đột phá chính:
Hệ thống ròng rọc và cân đối trọng: Bạn hãy tưởng tượng trong đầu một cái cân, nếu hai bên cân bằng nhau thì rất dễ tác động nghiêng sang bên này hay nghiêng bên kia. Thang máy cũng thế, một bên là phòng thang máy, một bên là quả tạ tương ứng với số lượng người trung bình mà thang máy phải chở. Nhờ vậy, động cơ kéo ròng rọc chỉ cần kéo nhẹ nhàng là được. Khi lên thì động cơ kéo phòng chứa người lên, khi xuống thì kéo bên quả tạ lên. Sau khi viết bài này, mình cũng mới ngộ ra là khi đi thang máy một người, động cơ còn phải kéo nhiều hơn là đi với một nhóm người mà nặng bằng cái tạ.
Hệ thống ròng rọc, động cơ và cân đối trọng.6
Hệ thống phanh Otis Trong nóc mỗi thang máy, dây ròng rọc được nối vào hai thanh phanh. Trong trường hợp đứt dây hay động cơ hỏng thì thanh phanh sẽ xoè ra bám vào thành tường để giữ thang máy lại. Hiểu được điều này, mình đã biết thang máy sẽ không rơi khi cúp điện.
Nhờ phát minh của Elisha Otis (1853) mới có toà nhà Bixteco, The Landmark 81, tháp Eiffel, v.v. 7
Làm UX thật khó
Một bạn đọc hỏi mình ngành UX có khó không? Mình nghĩ là khó. Vì những gì mình thấy dễ hiểu thì người khác lại thấy là khó hiểu, và ngược lại. Có những thứ khi mình làm một đằng thì người dùng lại dùng một nẻo. Chính sự khác biệt về kinh nghiệm của mỗi người dùng (người hùng bàn phím hay gõ tay một ngón), sự khác biệt về văn hoá (mỗi nước mỗi miền một khác), và hoàn cảnh sử dụng (rảnh rỗi, vội vã, no đói) sẽ sản sinh ra rất nhiều cách hiểukhác nhau, giống như ví dụ thang máy ở trên vậy.
Nguồn UXlagi.com
Thumbnail: tubik studio