Nếu bạn muốn theo đuổi lĩnh vực này nhưng còn ngần ngại về khả năng của bản thân thì đây chính là bài viết bạn nên đọc, dưới đây sẽ là tất tần tật những vấn đề bạn nên tìm hiểu nếu như bạn muốn dấn thân vào nghề thiết kế. Đừng đọc vội vàng vì chọn một nghề quyết định tương lai cả đời của bạn, bạn phải hiểu được vấn đề mới tránh được những sai sót sau này.
Thiết kế đồ họa và hội họa có mối quan hệ như thế nào? Tại sao nhiều người lại gắn hai lĩnh vực này lại với nhau? Trước hết chúng ta cùng đi tìm hiểu về khái niệm và vai trò của 2 ngành nghề này trong đời sống
Thiết kế đồ họa là gì? Vai trò của thiết kế đồ họa trong đời sống
Thiết kế đồ họa là quá trình sáng tạo thông điệp hình ảnh bằng việc kết hợp các yếu tố mỹ thuật, ý tưởng và sử dụng các phần mềm thiết kế để biến nó thành sản phẩm truyền thông, phục vụ cho việc truyền tải thông điệp trở nên hiệu quả hơn.
Thiết kế đồ họa sáng tạo những hình ảnh ấn tượng, bắt mắt khơi gợi trí tò mò của độc giả, thúc đẩy hành động của họ. Thiết kế đồ họa là một lĩnh vực kết hợp giữa nghệ thuật và thông điệp nên khi sáng tạo ra nó, những designer luôn phải có những ý đồ mà họ mong muốn khi thiết kế một sản phẩm, chẳng hạn như khi thiết kế 1 banner hay một bộ ấn phẩm truyền thông thì ý đồ của anh là gì? Muốn người đọc ngay lập tức mua hàng hay chỉ cần họ biết tới nhãn hàng. Như vậy, sản phẩm thiết kế đồ họa có mang lại lợi nhuận cho nhãn hàng, sản phẩm hoặc 1 đơn vị công ty.
Hội họa là gì? Vai trò hội họa trong cuộc sống?
Hội họa chúng ta có thể hiểu nôm na là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô lên bề mặt như là giấy, vải để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Hội họa sinh ra để phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ, thưởng thức nghệ thuật của con người và hầu như nó không hề có tính toán về lợi nhuận ở trong đó (nếu như hội họa sinh ra lợi nhuận thì phải chăng do con người quá chuộng cái đẹp và sẵn sang trả một mức tiền cao để sở hữu nó).
Hội họa cũng không giống với thiết kế đồ họa là có thể sản xuất hàng loạt mà họa sĩ có thể sáng tác khi họ thật sự có cảm hứng.
Mối quan hệ giữa thiết kế đồ họa và hội họa
Mối liên quan giữa thiết kế đồ họa và hội họa chung quy lại là khả năng sáng tạo, sự sáng tạo trong hội họa và thiết kế đồ họa cho dù thế nào thì mục đích cuối cùng của chúng cũng để đáp ứng được thị hiếu chuộng cái đẹp của công chúng.
Trong những thời đại trước, khi thiết kế đồ họa chưa thực sự phổ biến thì con người truyền tải thông tin cho nhau hầu hết bằng âm thanh, chữ viết, cách truyền đạt thông tin theo dạng này chỉ khiến cho người nhận tin có thể hiểu nhưng không gây ấn tượng với họ.
Ở thời đại thiết kế đồ họa bùng nổ mạnh mẽ, thông tin dạng hình ảnh và infographic trở nên phổ biến hơn, con người có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin một cách ngắn gọn, nhanh và dễ hiểu. Tất nhiên, để gây ấn tượng đến công chúng, các designer cần phải có sự sáng tạo trong thiết kế.
Sự sáng tạo trong thiết kế đồ họa phải ưu tiên tính thẩm mỹ, do đó, nghề thiết kế và hội họa nó có quan hệ với nhau là vậy. Thông thường người ta nghĩ, một người biết vẽ là người có năng khiếu về thẩm mỹ, do đó nói đến thiết kế đồ họa người ta dễ liên hệ đến hội họa.
Vậy quan niệm đó đúng hay sai, học thiết kế đồ họa có cần biết vẽ không? Nếu như bạn không biết vẽ thì phải làm như thế nào?
Người ta sử dụng thiết kế đồ họa để biến những thông tin bằng chữ viết thành dạng infographic hoặc hình ảnh giúp người xem dễ ghi nhận thông tin
Học thiết kế đồ họa có cần vẽ đẹp
Học thiết kế có cần vẽ đẹp không ư? Cần chứ! Thế nhưng đó là điều kiện cần thôi chứ không phải là điều kiện đủ và bắt buộc, nếu như bạn học thiết kế và biết vẽ thì đó là một lợi thế. Nếu như bạn biết vẽ, trong quá trình thiết kế sẽ giúp bạn:
- Dễ dàng tư duy và sáng tạo ra những cái mới, lạ
- Dễ cảm thụ và ứng dụng những yếu tố mỹ thuật trong thiết kế để tạo ra những sản phẩm đẹp
- Phác thảo và hình dung sản phẩm để trao đổi với khách hàng trước khi biến nó thành thiết kế hữu hình, điều này giúp cho bạn và khách hàng thống nhất được mẫu thiết kế cuối cùng mà không cần chỉnh sửa quá nhiều.
- Vẽ bằng tay giúp bạn dễ chỉnh sửa trước khi đồ lại bằng máyCác công cụ hỗ trợ bạn trong thiết kế và làm video
Không biết vẽ có học thiết kế đồ họa được không
Nếu như bạn không biết vẽ, liệu có nên học thiết kế đồ họa? trước hết hãy để IDC phân tích cho bạn những điểm chung và điểm riêng trong 2 lĩnh vực này.
- Điểm chung của 2 nghành này là ứng dụng tư duy sáng tạo, bố cục, màu sắc để tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu thẩm mỹ.
- Tuy nhiên khi bạn học hội họa, công cụ mà bạn sử dụng sẽ là bút vẽ, màu vẽ và tạo ra sản phẩm một cách hoàn toàn thủ công
- Nhưng bạn học thiết kế đồ họa thì những sản phẩm làm ra đều dựa trên những phần mềm như Photoshop, Illustrator, Indesign để thiết kế, những phần mềm này đã có sự tính toán sẵn nên bạn dễ dàng sử dụng nó nếu như bạn tham gia học một khóa học thiết kế đồ họa
Như vậy, đều cùng sáng tạo ra sản phẩm phục vụ cho sự ưu chuộng cái đẹp nhưng thiết kế đồ họa và hội họa lại sử dụng phương pháp khác nhau, hội họa là vẽ tay, thiết kế là vẽ bằng công cụ đồ họa.
Thế nên bạn cho dù không biết vẽ tay thì cũng không sao vì đã có sự hỗ trợ của các phần mềm thiết kế đồ họa giúp bạn thực hiện điều đó. Bạn không vẽ giỏi bằng tay thì cũng không có nghĩa bạn không thể sử dụng máy để thiết kế.
Thậm chí, một số bạn khi còn ngồi học trên ghế nhà trường tại IDC, trình độ vẽ tay của các bạn khá tệ nhưng thiết kế của họ vẫn đẹp tuyệt vời vì quá trình chăm chỉ trau dồi, tập luyện của họ cộng với sự nhiệt tình hỗ trợ, truyền đạt kiến thức của những giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Với khóa học thiết kế đồ họa chuyên nghiệp bạn sẽ thực hiện được những đồ án và sản phẩm thiết kế có tính thẩm mỹ, đạt yêu cầu của khách hàng và nhà tuyển dụng
Xem khóa học thiết kế đồ họa tại:
Mã:
http://idc.edu.vn/khóa-thiết-kế-đồ-họa-dài-hạn/thiết-kế-đồ-họa-chuyên-nghiệp.html
Kết luận
Cho dù bạn không vẽ đẹp hay thậm chí không biết vẽ thì bạn vẫn hoàn toàn có thể tham gia vào ngành công nghiệp thiết kế đồ họa, chỉ cần bạn thành thạo các công cụ về phần mềm và hiểu biết về kiến thức mỹ thuật, nhận định được xấu thế nào, đẹp ra sao là bạn đã thành công tới 99%.