HolyHoang
KOL
Giờ vàng trong nhiếp ảnh là khoảng giờ đầu tiên của ánh sáng sau khi mặt trời mọc và giờ cuối cùng của ánh sáng trước khi mặt trời lặn. Lúc đó, ánh sáng mặt trời sẽ ngang với đường chân trời và tạo ra khung cảnh ấm áp, với ánh sáng dễ chịu, ít có sự tương phản và tạo chiều sâu hơn cho hình ảnh. Vì thế nhiều nhiếp ảnh gia cũng gọi đây là Giờ ma thuật.
1. Thời điểm nào diễn ra giờ vàng?
Khái niệm "giờ" trong "giờ vàng" có thể bị nhầm lẫn. Khoảng thời gian của giờ vàng phụ thuộc vào khoảng thời gian mà mặt trời nằm ngay đường chân trời. Thông thường, người ta thấy rằng khoảng thời gian này thay đổi tùy vào các mùa trong năm và theo vĩ độ. Gần đường xích đạo, giờ vàng kéo dài thêm vài phút trước khi mặt trời lặn và thường diễn ra nhanh hơn. Trong khi đó, những vùng gần với hai cực của Trái đất giờ vàng có thể kéo dài trong vài giờ.
Chất lượng ánh sáng trong giờ vàng có thể khác nhau đáng kể chỉ trong vòng vài phút ngắn ngủi, vì vậy hãy chuẩn bị máy sẵn sàng nếu muốn ghi lại được những khoảnh khắc đẹp nhất trong khoảng thời gian này.
2. Giờ vàng diễn ra như thế nào?
Khi ánh mặt trời lên cao, những tia nắng sẽ chỉ phải xuyên qua một tầng khí quyển mỏng nên sẽ tạo ra cho mắt chúng ta một cảm giác chói lòa. Khi mặt trời ở cuối đường chân trời, ánh sáng phải vượt qua một cách xa hơn, thông qua lớp không khí dày đặc trước khi đến với mắt chúng ta. Khi đó, ánh sáng mà mắt chúng ta nhìn thấy được sẽ có màu xanh nằm rải rác, để lại đằng sau nó những dãy màu vàng và cam.
Hơn nữa, cuộc hành trình qua bầu khí quyển sẽ làm cho ánh sáng khuếch tán phần nào. Ví dụ, khi quan sát một cái bóng vào giữa trưa ta sẽ thấy nó sắc nét và rõ ràng hơn khi nhìn vào một cái bóng lúc mặt trời đã nằm xa xa phía cuối đường chân trời.
Khi đó, đường viền cái bóng của chúng ta sẽ mềm mại hơn (chứ không sắc nét như buổi trưa) và một số phần sẽ bị tối hơn. Hiệu quả khuếch tán này có thể nhìn thấy trong những ngày bầu trời u ám, tuy nhiên, để có được những gam màu ấm, vàng ươm cho bức ảnh thì chỉ có thể là vào lúc mặt trời nằm ngay sát đường chân trời mà thôi.
3. Đối tượng chụp giờ vàng:
Việc lựa chọn đối tượng chụp phù hợp trong khung giờ vàng quyết định rất lớn đến chất lượng bức ảnh. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời cho việc chụp ảnh chân dung vì ánh nắng sẽ làm cho màu da của bạn trông mặn mà và huyền bí hơn.
Các công trình kiến trúc cũng là một lựa chọn tuyệt vời khi chụp ảnh vào thời gian này, những đối tượng màu xanh sẽ trông khá kì lạ nếu chụp vào giờ vàng, chúng sẽ tạo ra một vẻ đẹp mang tính lung linh pha lẫn huyền ảo cho bức ảnh. Và quan trọng hơn, việc lựa chọn đối tượng chụp còn phụ thuộc vào sở thích cá nhân của từng người.
4. Một số vấn đề lưu ý khi chụp ảnh:
Thời tiết tốt nhất để trải nghiệm giờ vàng là khi không khí trong lành và bầu trời không một gợn mây. Những khu vực có đám mây thấp có thể tạo ra một cảnh hoàng hồn tuyệt đẹp, nhưng việc ánh sáng bị khuếch tán nhiều có thể làm cho chủ đề chụp của bạn trở nên không nổi bật.
Hãy cảnh giác với một số phần mềm chụp ảnh vì chúng có thể tự động giảm tông màu ấm áp của hình ảnh bạn chụp xuống.
Khi mặt trời lên cao hơn một chút so với đường chân trời (bình minh), bạn vẫn nhận được ánh sáng đẹp và đây cũng là thời điểm bạn có thể bấm máy, nhưng lưu ý màu vàng trong bức ảnh sẽ nhạt hơn đôi chút so với khi mặt trời chưa qua khỏi đường chân trời. Và khi mặt trời đã ở dưới đường chân trời (hoàng hôn), ánh sáng cũng rất đẹp nhưng không còn trầm ấm như khi vừa chạm đường chân trời nữa.
Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn!
1. Thời điểm nào diễn ra giờ vàng?
Khái niệm "giờ" trong "giờ vàng" có thể bị nhầm lẫn. Khoảng thời gian của giờ vàng phụ thuộc vào khoảng thời gian mà mặt trời nằm ngay đường chân trời. Thông thường, người ta thấy rằng khoảng thời gian này thay đổi tùy vào các mùa trong năm và theo vĩ độ. Gần đường xích đạo, giờ vàng kéo dài thêm vài phút trước khi mặt trời lặn và thường diễn ra nhanh hơn. Trong khi đó, những vùng gần với hai cực của Trái đất giờ vàng có thể kéo dài trong vài giờ.
Chất lượng ánh sáng trong giờ vàng có thể khác nhau đáng kể chỉ trong vòng vài phút ngắn ngủi, vì vậy hãy chuẩn bị máy sẵn sàng nếu muốn ghi lại được những khoảnh khắc đẹp nhất trong khoảng thời gian này.
2. Giờ vàng diễn ra như thế nào?
Khi ánh mặt trời lên cao, những tia nắng sẽ chỉ phải xuyên qua một tầng khí quyển mỏng nên sẽ tạo ra cho mắt chúng ta một cảm giác chói lòa. Khi mặt trời ở cuối đường chân trời, ánh sáng phải vượt qua một cách xa hơn, thông qua lớp không khí dày đặc trước khi đến với mắt chúng ta. Khi đó, ánh sáng mà mắt chúng ta nhìn thấy được sẽ có màu xanh nằm rải rác, để lại đằng sau nó những dãy màu vàng và cam.
Hơn nữa, cuộc hành trình qua bầu khí quyển sẽ làm cho ánh sáng khuếch tán phần nào. Ví dụ, khi quan sát một cái bóng vào giữa trưa ta sẽ thấy nó sắc nét và rõ ràng hơn khi nhìn vào một cái bóng lúc mặt trời đã nằm xa xa phía cuối đường chân trời.
Khi đó, đường viền cái bóng của chúng ta sẽ mềm mại hơn (chứ không sắc nét như buổi trưa) và một số phần sẽ bị tối hơn. Hiệu quả khuếch tán này có thể nhìn thấy trong những ngày bầu trời u ám, tuy nhiên, để có được những gam màu ấm, vàng ươm cho bức ảnh thì chỉ có thể là vào lúc mặt trời nằm ngay sát đường chân trời mà thôi.
3. Đối tượng chụp giờ vàng:
Việc lựa chọn đối tượng chụp phù hợp trong khung giờ vàng quyết định rất lớn đến chất lượng bức ảnh. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời cho việc chụp ảnh chân dung vì ánh nắng sẽ làm cho màu da của bạn trông mặn mà và huyền bí hơn.
Các công trình kiến trúc cũng là một lựa chọn tuyệt vời khi chụp ảnh vào thời gian này, những đối tượng màu xanh sẽ trông khá kì lạ nếu chụp vào giờ vàng, chúng sẽ tạo ra một vẻ đẹp mang tính lung linh pha lẫn huyền ảo cho bức ảnh. Và quan trọng hơn, việc lựa chọn đối tượng chụp còn phụ thuộc vào sở thích cá nhân của từng người.
4. Một số vấn đề lưu ý khi chụp ảnh:
Thời tiết tốt nhất để trải nghiệm giờ vàng là khi không khí trong lành và bầu trời không một gợn mây. Những khu vực có đám mây thấp có thể tạo ra một cảnh hoàng hồn tuyệt đẹp, nhưng việc ánh sáng bị khuếch tán nhiều có thể làm cho chủ đề chụp của bạn trở nên không nổi bật.
Hãy cảnh giác với một số phần mềm chụp ảnh vì chúng có thể tự động giảm tông màu ấm áp của hình ảnh bạn chụp xuống.
Khi mặt trời lên cao hơn một chút so với đường chân trời (bình minh), bạn vẫn nhận được ánh sáng đẹp và đây cũng là thời điểm bạn có thể bấm máy, nhưng lưu ý màu vàng trong bức ảnh sẽ nhạt hơn đôi chút so với khi mặt trời chưa qua khỏi đường chân trời. Và khi mặt trời đã ở dưới đường chân trời (hoàng hôn), ánh sáng cũng rất đẹp nhưng không còn trầm ấm như khi vừa chạm đường chân trời nữa.
Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn!
Nguồn: Mẫu ảnh