HoangThinh
KOL
Khi một vật thể ba chiều được dịch lên một tác phẩm nghệ thuật 2D phẳng, chẳng hạn như một bức ảnh, mắt chúng ta sử dụng những manh mối nhỏ để giúp chúng ta xác định được hướng nhìn. Những manh mối đó tạo nên phối cảnh của bức ảnh.
Có nhiều kiểu phối cảnh khác nhau – nhưng từ này cũng được sử dụng để mô tả vị trí và hướng mà hình ảnh được chụp. Nó là một yếu tố của bố cục trong đó ảnh có thể được chụp từ các góc độ khác nhau. Các nhiếp ảnh gia luôn tìm cách chụp những bức ảnh với góc nhìn mới mẻ.
Phối cảnh là gì?
Phối cảnh là kỹ thuật điều chỉnh bố cục giúp đưa ra hình ảnh có chiều sâu. Trong nhiếp ảnh, phối cảnh có thể tạo ra khoảng cách giữa các đối tượng nhằm nhấn mạnh vào độ sâu của bức ảnh. Theo đó, phối cảnh sẽ giúp người xem có thể tưởng tượng ra không gian ba chiều vô cùng sống động trên bề mặt hai chiều. Đồng thời, nó thu hút người xem vào hình ảnh ngay từ lần nhìn đầu tiên.
Phối cảnh là mang lại cảm giác ba chiều cho một bức tranh. Trong nghệ thuật, nó là một hệ thống đại diện cho cách mà các đối tượng xuất hiện nhỏ hay lớn hơn; thể hiện cảm giác gần hay xa hơn. Phối cảnh hay đường tầm mắt là chìa khóa cho hầu như bất kỳ bản vẽ hoặc phác họa cũng như nhiều bức tranh hội họa. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản mà bạn cần phải hiểu trong nghệ thuật để tạo ra những bức phong cảnh thực tế và đáng tin cậy.
Tại sao phối cảnh lại quan trọng?
Hiểu về phối cảnh là một cách tuyệt vời để nâng cấp tầm nhìn và kỹ năng của nhiếp ảnh cũng như trong thiết kế. Thứ nhất, bạn có thể bắt đầu thử với những góc chụp mà ít nhiếp ảnh gia hiểu được. Từ đó, bạn có thể tạo ra những bức ảnh ấn tượng hơn.
Các loại phối cảnh trong nhiếp ảnh
Phối cảnh tuyến tính
Một trong những kỹ thuật phổ biến được sử dụng phổ biến trong các loại phối cảnh chụp ảnh đó là phối cảnh tuyến tính. Trong đó, phối cảnh tuyến tính sử dụng các đường hội tụ để tác động đến nhận thức của người xem về không gian. Về cơ bản, nó yêu cầu hai yếu tố chính là các đường thẳng song song và điểm tụ (vanishing point).
Thông thường, một bố cục sử dụng phối cảnh tuyến tính có thể đặt được 3 điểm tụ tạo thành ba loại phối cảnh khác nhau như sau:
Phối cảnh một điểm tụ
Một trong những cách mà các nhiếp ảnh gia thường sử dụng đó là thêm phối cảnh một điểm tụ vào trong bố cục của họ. Phối cảnh một điểm tụ có thể là bố cục đường dẫn. Trong đó, phối cảnh một điểm tụ sẽ sử dụng hai đường song song hội tụ tại một điểm duy nhất nhằm tạo cảm giác có chiều sâu hơn cho bức ảnh. Nó sẽ cho người xem cảm giác phía trước xa hơn mặc dù hình ảnh vẫn đang xuất hiện trên một mặt phẳng 2D bình thường.
Phối cảnh hai điểm tụ
Tiếp theo, phối cảnh hai điểm tụ thường được định vị sao cho các đối tượng được xem từ một góc cạnh. Lúc này, hai điểm tụ sẽ được cố định ở hai bên trái, phải và cân xứng của khung hình. Theo đó, nếu góc chụp của bức ảnh hướng lên hoặc hướng xuống thì hai điểm tụ này có thể nằm bên trên hoặc bên dưới bức ảnh.
Phối cảnh ba điểm tụ
Cuối cùng, với phối cảnh ba điểm tụ, bố cục các điểm tụ sẽ tạo ra một điểm quan sát độc đáo giúp tăng cường cảm giác về chiều sâu cho bố cục ảnh. Điển hình của phối cảnh ba điểm tụ chính là hình chụp tòa nhà với góc nhìn từ dưới hướng lên trên hoặc ngược lại. Theo đó, các đường thẳng của các mặt phẳng tòa nhà sẽ hội tụ với nhau tạo thành một điểm tụ chính và hai điểm tụ còn lại sẽ ở hai bên khung hình.
Phối cảnh xa gần
Kỹ thuật này liên quan đến việc sắp xếp vị trí cho các đối tượng để tạo ra một bố cục ảnh ấn tượng. Trên thực tế đây là cách sử dụng quy luật gần xa giúp tạo cảm giác phi thực tế. Theo đó, để tạo ra phối cảnh này, người chụp cần cân nhắc đến cả tiền cảnh và hậu cảnh rồi căn chỉnh phù hợp với ý tưởng cần đạt. Phối cảnh xa gần thường được ứng dụng trong nhiều thể loại nhiếp ảnh, đặc biệt là chụp ảnh cặp đôi, ảnh cưới hoặc ảnh profile.
Phối cảnh màn sương
Phối cảnh sương mờ là một kỹ thuật vận dụng hiệu ứng tác động đến thị giác của người xem về đối tượng chụp. Trong đó cách chính để bạn có thể sử dụng kỹ thuật này cho hình ảnh của mình đó là chụp ảnh với sương mù. Những đám mây sương sẽ tạo ra các khoảng cách nhất định giữa các vật thể để gợi cảm giác xa hơn so với người xem.
Phối cảnh chồng chéo
Một cách khác cũng có thể tăng tính ba chiều trong hình ảnh của bạn là kỹ thuật chồng chéo trong khung hình. Một đối tượng ở gần máy ảnh hơn các đối tượng khác, nó thường che một phần của đối tượng ở phía sau xa hơn khung hình.
Theo đó, khi người chụp càng sử dụng nhiều lớp chồng chéo lên nhau thì càng làm phong phú cho không gian ba chiều có trong bức ảnh. Điều này có thể cung cấp không chỉ làm người xem ấn tượng về ảnh chụp và còn cung cấp thông tin về khoảng cách của các đối tượng trong mối quan hệ với các yếu tố khác có trong cảnh.
Cách để tạo ra phối cảnh đẹp mắt
Khi tìm bố cục phối cảnh, hãy luôn thử nghiệm với nhiều góc chụp khác nhau. Đối với cách chụp phối cảnh, bạn có thể sử dụng một trong các cách dưới đây để tạo ra các góc chụp đặc biệt ấn tượng nhé.
Chụp ở góc thấp
Chụp ảnh từ góc thấp có lẽ là cách chụp phổ biến nhất trong các loại phối cảnh. Bằng cách chụp ảnh ở góc độ thấp, bạn có thể làm cho đối tượng ở tiền cảnh có vẻ lớn hơn so với hậu cảnh. Điều này sẽ giúp người xem cảm nhận được chiều sâu của bức ảnh. Theo đó, bắt đầu bằng cách xác định đối tượng ảnh, bạn có thể sử dụng các đường dẫn tạo ra một góc nhìn mới thu hút sự chú ý của người xem.
Chụp từ dưới lên
Bằng cách hướng ống kính từ dưới lên để chụp một tòa nhà cao tầng cho phép bạn tạo ra góc nhìn sáng tạo mới với khung hình. Theo đó, bạn có thể tìm các đường dẫn từ các góc cạnh của tòa nhà để thể hiện một phối cảnh đẹp mắt. Điều này còn tạo ra một hiệu ứng ấn tượng có thể thu hút ngay ánh nhìn của người xem ngay lúc ban đầu.
Chụp từ trên xuống
Góc chụp từ trên xuống là một cách khác để có được hướng nhìn mới mẻ và độc đáo đối với nhiếp ảnh phối cảnh. Mặc dù khả năng thực hiện góc chụp từ trên xuống có thể hơi khó thực hiện. Phổ biến nhất là ảnh chụp từ trên xuống của các tòa nhà hoặc một cầu thang hình xoắn ốc. Do đó, trên thực tế, nếu bạn có thể tiếp cận tầng cao nhất các tòa nhà, bạn có thể khám phá ra một số khung hình thú vị cho bản thân.
Định khung hình với đối tượng chụp
Một cách khác để tạo ra những bức ảnh phối cảnh độc đáo là tạo khung cho đối tượng trong ảnh. Điều này có nghĩa là bạn thậm chí có thể định khung đối tượng để có được hình ảnh độc đáo. Do đó, hãy thử tìm thứ gì đó trong cảnh mà bạn có thể bao quanh chủ thể hoặc tiêu điểm của mình.
Sử dụng sự phản chiếu
Đôi khi phản chiếu là một cách tuyệt vời để cung cấp một cái nhìn mới về chủ đề của bạn. Trên thực tế, sự phản chiếu hoàn toàn có thể giúp hình ảnh của bạn trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Sự phản chiếu có thể được cung cấp qua vũng nước, ô cửa sổ tòa nhà, cải thiện khả năng chụp ảnh phối cảnh của bạn.
Như vậy, phối cảnh là một kỹ thuật thú vị để sáng tạo bố cục độc đáo cho bức ảnh. Nó đặc biệt hữu ích trong nhiếp ảnh kiến trúc. Do đó, hãy tính đến phối cảnh để chọn vị trí và góc chụp tốt nhất để có được khung hình ấn tượng nhé.
Theo Webnhiepanh
Có nhiều kiểu phối cảnh khác nhau – nhưng từ này cũng được sử dụng để mô tả vị trí và hướng mà hình ảnh được chụp. Nó là một yếu tố của bố cục trong đó ảnh có thể được chụp từ các góc độ khác nhau. Các nhiếp ảnh gia luôn tìm cách chụp những bức ảnh với góc nhìn mới mẻ.
Phối cảnh là gì?
Phối cảnh là kỹ thuật điều chỉnh bố cục giúp đưa ra hình ảnh có chiều sâu. Trong nhiếp ảnh, phối cảnh có thể tạo ra khoảng cách giữa các đối tượng nhằm nhấn mạnh vào độ sâu của bức ảnh. Theo đó, phối cảnh sẽ giúp người xem có thể tưởng tượng ra không gian ba chiều vô cùng sống động trên bề mặt hai chiều. Đồng thời, nó thu hút người xem vào hình ảnh ngay từ lần nhìn đầu tiên.
Phối cảnh là mang lại cảm giác ba chiều cho một bức tranh. Trong nghệ thuật, nó là một hệ thống đại diện cho cách mà các đối tượng xuất hiện nhỏ hay lớn hơn; thể hiện cảm giác gần hay xa hơn. Phối cảnh hay đường tầm mắt là chìa khóa cho hầu như bất kỳ bản vẽ hoặc phác họa cũng như nhiều bức tranh hội họa. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản mà bạn cần phải hiểu trong nghệ thuật để tạo ra những bức phong cảnh thực tế và đáng tin cậy.
Tại sao phối cảnh lại quan trọng?
Hiểu về phối cảnh là một cách tuyệt vời để nâng cấp tầm nhìn và kỹ năng của nhiếp ảnh cũng như trong thiết kế. Thứ nhất, bạn có thể bắt đầu thử với những góc chụp mà ít nhiếp ảnh gia hiểu được. Từ đó, bạn có thể tạo ra những bức ảnh ấn tượng hơn.
Các loại phối cảnh trong nhiếp ảnh
Phối cảnh tuyến tính
Một trong những kỹ thuật phổ biến được sử dụng phổ biến trong các loại phối cảnh chụp ảnh đó là phối cảnh tuyến tính. Trong đó, phối cảnh tuyến tính sử dụng các đường hội tụ để tác động đến nhận thức của người xem về không gian. Về cơ bản, nó yêu cầu hai yếu tố chính là các đường thẳng song song và điểm tụ (vanishing point).
Thông thường, một bố cục sử dụng phối cảnh tuyến tính có thể đặt được 3 điểm tụ tạo thành ba loại phối cảnh khác nhau như sau:
Phối cảnh một điểm tụ
Một trong những cách mà các nhiếp ảnh gia thường sử dụng đó là thêm phối cảnh một điểm tụ vào trong bố cục của họ. Phối cảnh một điểm tụ có thể là bố cục đường dẫn. Trong đó, phối cảnh một điểm tụ sẽ sử dụng hai đường song song hội tụ tại một điểm duy nhất nhằm tạo cảm giác có chiều sâu hơn cho bức ảnh. Nó sẽ cho người xem cảm giác phía trước xa hơn mặc dù hình ảnh vẫn đang xuất hiện trên một mặt phẳng 2D bình thường.
Phối cảnh hai điểm tụ
Tiếp theo, phối cảnh hai điểm tụ thường được định vị sao cho các đối tượng được xem từ một góc cạnh. Lúc này, hai điểm tụ sẽ được cố định ở hai bên trái, phải và cân xứng của khung hình. Theo đó, nếu góc chụp của bức ảnh hướng lên hoặc hướng xuống thì hai điểm tụ này có thể nằm bên trên hoặc bên dưới bức ảnh.
Phối cảnh ba điểm tụ
Cuối cùng, với phối cảnh ba điểm tụ, bố cục các điểm tụ sẽ tạo ra một điểm quan sát độc đáo giúp tăng cường cảm giác về chiều sâu cho bố cục ảnh. Điển hình của phối cảnh ba điểm tụ chính là hình chụp tòa nhà với góc nhìn từ dưới hướng lên trên hoặc ngược lại. Theo đó, các đường thẳng của các mặt phẳng tòa nhà sẽ hội tụ với nhau tạo thành một điểm tụ chính và hai điểm tụ còn lại sẽ ở hai bên khung hình.
Phối cảnh xa gần
Kỹ thuật này liên quan đến việc sắp xếp vị trí cho các đối tượng để tạo ra một bố cục ảnh ấn tượng. Trên thực tế đây là cách sử dụng quy luật gần xa giúp tạo cảm giác phi thực tế. Theo đó, để tạo ra phối cảnh này, người chụp cần cân nhắc đến cả tiền cảnh và hậu cảnh rồi căn chỉnh phù hợp với ý tưởng cần đạt. Phối cảnh xa gần thường được ứng dụng trong nhiều thể loại nhiếp ảnh, đặc biệt là chụp ảnh cặp đôi, ảnh cưới hoặc ảnh profile.
Phối cảnh màn sương
Phối cảnh sương mờ là một kỹ thuật vận dụng hiệu ứng tác động đến thị giác của người xem về đối tượng chụp. Trong đó cách chính để bạn có thể sử dụng kỹ thuật này cho hình ảnh của mình đó là chụp ảnh với sương mù. Những đám mây sương sẽ tạo ra các khoảng cách nhất định giữa các vật thể để gợi cảm giác xa hơn so với người xem.
Phối cảnh chồng chéo
Một cách khác cũng có thể tăng tính ba chiều trong hình ảnh của bạn là kỹ thuật chồng chéo trong khung hình. Một đối tượng ở gần máy ảnh hơn các đối tượng khác, nó thường che một phần của đối tượng ở phía sau xa hơn khung hình.
Theo đó, khi người chụp càng sử dụng nhiều lớp chồng chéo lên nhau thì càng làm phong phú cho không gian ba chiều có trong bức ảnh. Điều này có thể cung cấp không chỉ làm người xem ấn tượng về ảnh chụp và còn cung cấp thông tin về khoảng cách của các đối tượng trong mối quan hệ với các yếu tố khác có trong cảnh.
Cách để tạo ra phối cảnh đẹp mắt
Khi tìm bố cục phối cảnh, hãy luôn thử nghiệm với nhiều góc chụp khác nhau. Đối với cách chụp phối cảnh, bạn có thể sử dụng một trong các cách dưới đây để tạo ra các góc chụp đặc biệt ấn tượng nhé.
Chụp ở góc thấp
Chụp ảnh từ góc thấp có lẽ là cách chụp phổ biến nhất trong các loại phối cảnh. Bằng cách chụp ảnh ở góc độ thấp, bạn có thể làm cho đối tượng ở tiền cảnh có vẻ lớn hơn so với hậu cảnh. Điều này sẽ giúp người xem cảm nhận được chiều sâu của bức ảnh. Theo đó, bắt đầu bằng cách xác định đối tượng ảnh, bạn có thể sử dụng các đường dẫn tạo ra một góc nhìn mới thu hút sự chú ý của người xem.
Chụp từ dưới lên
Bằng cách hướng ống kính từ dưới lên để chụp một tòa nhà cao tầng cho phép bạn tạo ra góc nhìn sáng tạo mới với khung hình. Theo đó, bạn có thể tìm các đường dẫn từ các góc cạnh của tòa nhà để thể hiện một phối cảnh đẹp mắt. Điều này còn tạo ra một hiệu ứng ấn tượng có thể thu hút ngay ánh nhìn của người xem ngay lúc ban đầu.
Chụp từ trên xuống
Góc chụp từ trên xuống là một cách khác để có được hướng nhìn mới mẻ và độc đáo đối với nhiếp ảnh phối cảnh. Mặc dù khả năng thực hiện góc chụp từ trên xuống có thể hơi khó thực hiện. Phổ biến nhất là ảnh chụp từ trên xuống của các tòa nhà hoặc một cầu thang hình xoắn ốc. Do đó, trên thực tế, nếu bạn có thể tiếp cận tầng cao nhất các tòa nhà, bạn có thể khám phá ra một số khung hình thú vị cho bản thân.
Định khung hình với đối tượng chụp
Một cách khác để tạo ra những bức ảnh phối cảnh độc đáo là tạo khung cho đối tượng trong ảnh. Điều này có nghĩa là bạn thậm chí có thể định khung đối tượng để có được hình ảnh độc đáo. Do đó, hãy thử tìm thứ gì đó trong cảnh mà bạn có thể bao quanh chủ thể hoặc tiêu điểm của mình.
Sử dụng sự phản chiếu
Đôi khi phản chiếu là một cách tuyệt vời để cung cấp một cái nhìn mới về chủ đề của bạn. Trên thực tế, sự phản chiếu hoàn toàn có thể giúp hình ảnh của bạn trở thành một tác phẩm nghệ thuật. Sự phản chiếu có thể được cung cấp qua vũng nước, ô cửa sổ tòa nhà, cải thiện khả năng chụp ảnh phối cảnh của bạn.
Như vậy, phối cảnh là một kỹ thuật thú vị để sáng tạo bố cục độc đáo cho bức ảnh. Nó đặc biệt hữu ích trong nhiếp ảnh kiến trúc. Do đó, hãy tính đến phối cảnh để chọn vị trí và góc chụp tốt nhất để có được khung hình ấn tượng nhé.
Theo Webnhiepanh