Đây là font chữ mà bạn nên sử dụng trong trường hợp muốn lấp đầy số trang tiểu luận yêu cầu nhưng lại đang rơi vào tình trạng cạn ý tưởng.
Viết văn không phải lúc nào cũng dễ dàng, nếu không muốn nói là một công việc khó khăn. Và khi bạn nhìn vào trang số 3 của một bài tiểu luận mà giảng viên yêu cầu phải dài tối thiểu 5 trang, cách dòng đơn, dùng font Times New Roman cỡ 12... bạn hẳn sẽ cần một sự trợ giúp nho nhỏ.
Bất kỳ sinh viên nào rơi vào tình cảnh khó khăn này đều từng biết đến những mánh khóe thông thường để làm một bài tiểu luận trông có vẻ dài hơn: sử dụng các dấu chấm câu và khoảng cách lớn hơn, chỉnh sửa lại thông số canh lề, và thậm chí là tăng kích cỡ font lên đôi chút. Nhưng nay bạn có một giải pháp đơn giản hơn: sử dụng Times Newer Roman, một font chữ mới đến từ công ty marketing MSCHF (nổi tiếng với phần mở rộng Tabagotchi cho Chrome). Times Newer Roman trông rất giống với font chữ Times New Roman vốn được sử dụng rộng rãi trong học thuật, nhưng mỗi ký tự lại được chỉnh sửa đôi chút để có kích cỡ rộng hơn từ 5 đến 10%. Kết quả là, bài tiểu luận của bạn sẽ trông dài hơn nhưng vẫn đảm bảo sử dụng font chữ theo yêu cầu của các giảng viên.
Theo website của Times Newer Roman, một tài liệu dài 15 trang, cách dòng đơn, khi sử dụng font chữ này ở kích cỡ 12 sẽ có thể được lấp đầy chỉ với 5.833 từ, so với 6.680 từ nếu sử dụng font chữ Times New Roman chuẩn (tức số lượng từ bạn phải viết sẽ giảm đi đến 847 từ, gần gấp đôi số lượng từ trong bài viết này!)
Bên trái dùng font Times New Roman; bên phải dùng font Times Newer Roman
Bởi Times New Roman là một font chữ có bản quyền, nên Times Newer Roman thực ra là "một phiên bản chỉnh sửa của Nimbus Roman No.9 L (1), một font chữ mã nguồn mở và miễn phí nhại lại kích cỡ và diện mạo của bộ font Times New Roman gốc". Mọi thay đổi mà MSCHF thực hiện đơn giản là làm cho các ký tự của font Nimbus Roman No.9 L có bề ngang rộng hơn, còn chiều cao không thay đổi. Do đó, rất khó để bạn có thể nhận ra sự khác biệt giữa chúng.
Tất nhiên, đây là thời đại kỹ thuật số, nên bạn sẽ gặp một số vấn đề: font chữ Times Newer Roman sẽ chỉ hoạt động đối với những văn bản bạn trình bằng tay hay dưới dạng tập tin PDF. Nếu bạn gửi đi một tài liệu Word soạn thảo bằng một font chữ tùy biến mà người nhận không cài đặt sẵn, mọi công sức sẽ đổ sông đổ biển. Ngoài ra, font Times Newer Roman chỉ hữu dụng trong trường hợp bạn muốn đối phó với quy định về số trang, còn đối với quy định về số từ, bạn phải tự thân vận động thôi.
Bạn có thể tải font Times Newer Roman hoàn toàn miễn phí tại đây.
Viết văn không phải lúc nào cũng dễ dàng, nếu không muốn nói là một công việc khó khăn. Và khi bạn nhìn vào trang số 3 của một bài tiểu luận mà giảng viên yêu cầu phải dài tối thiểu 5 trang, cách dòng đơn, dùng font Times New Roman cỡ 12... bạn hẳn sẽ cần một sự trợ giúp nho nhỏ.
Bất kỳ sinh viên nào rơi vào tình cảnh khó khăn này đều từng biết đến những mánh khóe thông thường để làm một bài tiểu luận trông có vẻ dài hơn: sử dụng các dấu chấm câu và khoảng cách lớn hơn, chỉnh sửa lại thông số canh lề, và thậm chí là tăng kích cỡ font lên đôi chút. Nhưng nay bạn có một giải pháp đơn giản hơn: sử dụng Times Newer Roman, một font chữ mới đến từ công ty marketing MSCHF (nổi tiếng với phần mở rộng Tabagotchi cho Chrome). Times Newer Roman trông rất giống với font chữ Times New Roman vốn được sử dụng rộng rãi trong học thuật, nhưng mỗi ký tự lại được chỉnh sửa đôi chút để có kích cỡ rộng hơn từ 5 đến 10%. Kết quả là, bài tiểu luận của bạn sẽ trông dài hơn nhưng vẫn đảm bảo sử dụng font chữ theo yêu cầu của các giảng viên.
Theo website của Times Newer Roman, một tài liệu dài 15 trang, cách dòng đơn, khi sử dụng font chữ này ở kích cỡ 12 sẽ có thể được lấp đầy chỉ với 5.833 từ, so với 6.680 từ nếu sử dụng font chữ Times New Roman chuẩn (tức số lượng từ bạn phải viết sẽ giảm đi đến 847 từ, gần gấp đôi số lượng từ trong bài viết này!)
Bên trái dùng font Times New Roman; bên phải dùng font Times Newer Roman
Bởi Times New Roman là một font chữ có bản quyền, nên Times Newer Roman thực ra là "một phiên bản chỉnh sửa của Nimbus Roman No.9 L (1), một font chữ mã nguồn mở và miễn phí nhại lại kích cỡ và diện mạo của bộ font Times New Roman gốc". Mọi thay đổi mà MSCHF thực hiện đơn giản là làm cho các ký tự của font Nimbus Roman No.9 L có bề ngang rộng hơn, còn chiều cao không thay đổi. Do đó, rất khó để bạn có thể nhận ra sự khác biệt giữa chúng.
Tất nhiên, đây là thời đại kỹ thuật số, nên bạn sẽ gặp một số vấn đề: font chữ Times Newer Roman sẽ chỉ hoạt động đối với những văn bản bạn trình bằng tay hay dưới dạng tập tin PDF. Nếu bạn gửi đi một tài liệu Word soạn thảo bằng một font chữ tùy biến mà người nhận không cài đặt sẵn, mọi công sức sẽ đổ sông đổ biển. Ngoài ra, font Times Newer Roman chỉ hữu dụng trong trường hợp bạn muốn đối phó với quy định về số trang, còn đối với quy định về số từ, bạn phải tự thân vận động thôi.
Bạn có thể tải font Times Newer Roman hoàn toàn miễn phí tại đây.
Nguồn: VNReview