Ngoài việc học biết những điều cơ bản trong thiết kế đồ họa, bạn cần phải phát triển phong cách bản thân để tạo ra sự khác biêt. Dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn.
Xem phần trước: Cách để trở thành nhà thiết kế đồ họa P1: Những điều cơ bản.
PHÁT TRIỂN PHONG CÁCH
1. Hãy làm những gì bạn thích
Nếu bạn thích kiểu trang trí cầu kỳ với các đường nét hoa văn và màu sắc tươi sáng, hãy tập trung vào đó. Nếu bạn đã thích phong cách đó, hãy bắt đầu phát triển cảm nhận của mình về nó. Nếu bạn thích phong cách đơn giản, đường nét tinh tế, màu sắc nhã nhặn và đồ họa ấn tượng, hãy biến nó thành phong cách của mình.
2. Hãy đọc những quyển sách về thiết kế đồ họa
Chúng rất hữu ích và sẽ đẩy nhanh quá trình học tập của bạn.
3. Học từ những người chuyên nghiệp
Tìm kiếm và học hỏi những hình họa trên báo, tạp chí, Internet và bất kỳ nơi nào mà bạn nhìn thấy hình ảnh (gợi ý: chúng sẽ ở khắp mọi nơi).
Những người thích nghệ thuật thiết kế chữ lại là một cộng đồng khác hẳn. Họ sẽ chìm đắm trong lĩnh vực in sách, biển hiệu trên phố, và đoạn giới thiệu khi hết phim. Họ rất coi trọng các loại font chữ có chân. Họ không thích font chữ Comic Sans. Một nhà thiết kế đồ họa giỏi sẽ hiểu tầm quan trọng của cách hiển thị chữ, khoảng cách dòng, khoảng cách giữa các chữ và tất cả những thứ có liên quan tới việc thiết kế một dòng chữ hoàn hảo.
5. Tạo ra phong cách riêng
Bạn muốn bất kỳ ai, khi nhìn thấy thiết kế của bạn, sẽ nhận ra ngay đó là tác phẩm của bạn. Họ càng nhận ra nhiều thì mọi việc càng thuận lợi với bạn hơn.
6. Thu thập những mẫu thiết kế thú vị
Dù đó là một chiếc áo phông, một cuốn sách mỏng, nhãn hiệu thực phẩm, bưu thiếp hay tranh ảnh, hãy thu thập tất cả những thứ tạo cảm hứng cho mình. Hãy học hỏi từ chúng, ghi lại những gì bạn thích và không thích. Cất chúng đi để sau này bạn có thể dùng để tham khảo lúc bí ý tưởng.
7. Đừng bao giờ vứt các tác phẩm của mình đi
Cho dù bạn không thích một tác phẩm nào đó, hãy cố gắng lưu nó lại. Khi bạn cảm thấy khá hơn, hãy xem lại những gì mình đã tạo ra bằng một cái nhìn khác. Có gì đẹp? Có gì xấu? Phong cách của bạn đã phát triển tới đâu? Bạn có thể có hứng làm mới những tác phẩm cũ của mình và biến chúng thành những tuyệt tác.
8. Thiết kế lại những tác phẩm của người khác
Bạn từng nhìn thấy một thiết kế rất xấu ở đâu đó? Hãy chụp ảnh lại, hoặc lưu lại và làm mới nó cho vui. Bạn thấy một tác phẩm tuyệt vời? Thế càng tốt! Hãy thử thách chính mình bằng cách thêm vào những chi tiết mà tác giả còn thiếu. Cũng như các sinh viên âm nhạc phải nghiên cứu các tác phẩm hay và học hỏi từ những gì mà tác giả đã viết, làm việc với những tác phẩm của người khác cũng sẽ giúp bạn hiểu được những ưu điểm và khuyết điểm trong tác phẩm, cũng như lý do chúng tồn tại.
9. Tạo hồ sơ năng lực cho bản thân
Ngoài việc bạn cần một hồ sơ năng lực khi muốn tìm một công việc, việc xây dựng hồ sơ này sẽ khiến bạn phải nhìn nhận khắt khe hơn về các tác phẩm của mình. Bạn thích tác phẩm nào nhất, và tại sao? Tác phẩm nào không ấn tượng? Có chủ đề nào không? Nếu có, bạn có thể trình bày chúng vào hồ sơ không? Nếu bạn muốn làm việc liên quan tới kỹ thuật số, bạn có thể đăng tải hồ sơ của mình lên một trang web.
Lời khuyên
Tham khảo Wikihow
Xem phần trước: Cách để trở thành nhà thiết kế đồ họa P1: Những điều cơ bản.
PHÁT TRIỂN PHONG CÁCH
1. Hãy làm những gì bạn thích
Nếu bạn thích kiểu trang trí cầu kỳ với các đường nét hoa văn và màu sắc tươi sáng, hãy tập trung vào đó. Nếu bạn đã thích phong cách đó, hãy bắt đầu phát triển cảm nhận của mình về nó. Nếu bạn thích phong cách đơn giản, đường nét tinh tế, màu sắc nhã nhặn và đồ họa ấn tượng, hãy biến nó thành phong cách của mình.
2. Hãy đọc những quyển sách về thiết kế đồ họa
Chúng rất hữu ích và sẽ đẩy nhanh quá trình học tập của bạn.
3. Học từ những người chuyên nghiệp
Tìm kiếm và học hỏi những hình họa trên báo, tạp chí, Internet và bất kỳ nơi nào mà bạn nhìn thấy hình ảnh (gợi ý: chúng sẽ ở khắp mọi nơi).
- Đừng tự giới hạn bản thân vào những thứ vốn được coi là “thiết kế đồ họa”. Hãy học hỏi ở những lĩnh vực khác nữa, ví dụ: những nhà thiết kế công nghiệp như Joey Roth hay Makota Makita và Hiroshi Tsuzaki; hoặc những kiến trúc sư như Santiago Calatrava hoặc Frank Gehry. Hãy tìm nguồn cảm hứng để phát triển sự sáng tạo của chính mình.
- Đừng chỉ tìm kiếm ở những nơi phổ biến. Hãy quan sát cả những quán rượu, ví dụ: thiết kế nhãn mác là một phần quan trọng trong ngành này. Bạn cũng có thể xem các trang web bán quần áo thời trang, tiệm sách, bìa đĩa nhạc, thậm chí là cả những gói/thùng hàng hóa.
Những người thích nghệ thuật thiết kế chữ lại là một cộng đồng khác hẳn. Họ sẽ chìm đắm trong lĩnh vực in sách, biển hiệu trên phố, và đoạn giới thiệu khi hết phim. Họ rất coi trọng các loại font chữ có chân. Họ không thích font chữ Comic Sans. Một nhà thiết kế đồ họa giỏi sẽ hiểu tầm quan trọng của cách hiển thị chữ, khoảng cách dòng, khoảng cách giữa các chữ và tất cả những thứ có liên quan tới việc thiết kế một dòng chữ hoàn hảo.
5. Tạo ra phong cách riêng
Bạn muốn bất kỳ ai, khi nhìn thấy thiết kế của bạn, sẽ nhận ra ngay đó là tác phẩm của bạn. Họ càng nhận ra nhiều thì mọi việc càng thuận lợi với bạn hơn.
6. Thu thập những mẫu thiết kế thú vị
Dù đó là một chiếc áo phông, một cuốn sách mỏng, nhãn hiệu thực phẩm, bưu thiếp hay tranh ảnh, hãy thu thập tất cả những thứ tạo cảm hứng cho mình. Hãy học hỏi từ chúng, ghi lại những gì bạn thích và không thích. Cất chúng đi để sau này bạn có thể dùng để tham khảo lúc bí ý tưởng.
7. Đừng bao giờ vứt các tác phẩm của mình đi
Cho dù bạn không thích một tác phẩm nào đó, hãy cố gắng lưu nó lại. Khi bạn cảm thấy khá hơn, hãy xem lại những gì mình đã tạo ra bằng một cái nhìn khác. Có gì đẹp? Có gì xấu? Phong cách của bạn đã phát triển tới đâu? Bạn có thể có hứng làm mới những tác phẩm cũ của mình và biến chúng thành những tuyệt tác.
8. Thiết kế lại những tác phẩm của người khác
Bạn từng nhìn thấy một thiết kế rất xấu ở đâu đó? Hãy chụp ảnh lại, hoặc lưu lại và làm mới nó cho vui. Bạn thấy một tác phẩm tuyệt vời? Thế càng tốt! Hãy thử thách chính mình bằng cách thêm vào những chi tiết mà tác giả còn thiếu. Cũng như các sinh viên âm nhạc phải nghiên cứu các tác phẩm hay và học hỏi từ những gì mà tác giả đã viết, làm việc với những tác phẩm của người khác cũng sẽ giúp bạn hiểu được những ưu điểm và khuyết điểm trong tác phẩm, cũng như lý do chúng tồn tại.
9. Tạo hồ sơ năng lực cho bản thân
Ngoài việc bạn cần một hồ sơ năng lực khi muốn tìm một công việc, việc xây dựng hồ sơ này sẽ khiến bạn phải nhìn nhận khắt khe hơn về các tác phẩm của mình. Bạn thích tác phẩm nào nhất, và tại sao? Tác phẩm nào không ấn tượng? Có chủ đề nào không? Nếu có, bạn có thể trình bày chúng vào hồ sơ không? Nếu bạn muốn làm việc liên quan tới kỹ thuật số, bạn có thể đăng tải hồ sơ của mình lên một trang web.
Lời khuyên
- Đừng ngại việc trở nên khác biệt: hãy khám phá những ý tưởng thiết kế mới, tái thiết kế lại những tác phẩm cũ (nhất là khi bạn học tốt môn nguyên tắc thiết kế).
- Luôn nhớ rằng: sự sáng tạo là công cụ thiết kế tốt nhất của bạn.
- Hai con đường chính để trở thành một nhà thiết kế đồ họa là đi học hoặc tự học.
- Không có một thiết kế nào là hấp dẫn được tất cả mọi người. Vì thế, hãy tìm hiểu về thị trường mục tiêu của bạn. Việc tìm hiểu này sẽ ảnh hưởng tới ¾ thiết kế của bạn.
- Hãy sử dụng nhiều loại phần mềm khác nhau. Hãy sử dụng thành thạo các chương trình đó.
- Đừng sống như một ẩn sỹ và ngồi tại bàn làm việc cả ngày. Hãy tham gia cộng động và mạng lưới của những nhà thiết kế trong lĩnh vực của bạn. Hãy đóng góp tác phẩm của mình vào những công trình công cộng và hoàn thiện kỹ năng cũng như phong cách thiết kế của mình. Nếu bạn quen biết một ban nhạc, hoặc một chính trị gia, hãy hỏi xem họ có muốn một bức áp-phích không.
Tham khảo Wikihow