Đồ họa là một lĩnh vực truyền thông trong đó thông điệp được tiếp nhận qua con đường thị giác. Thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp bằng hình ảnh cho các vấn đề truyền thông. Thiết kế đồ họa là một quá trình sáng tạo liên quan tới mọi lĩnh vực chúng ta làm hiện nay – từ các trang web cho tới giao diện các phần mềm hoặc đóng gói sản phẩm. Bàn tay tài hoa của các nhà thiết kế đồ họa được hiện diện ở khắp nơi. Đây là một công việc rất thú vị và cũng rất thách thức.
Dưới đây là một vài ý tưởng để bạn có thể bước những bước đầu tiên trong sự nghiệp này.
HỌC NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN
1. Chọn lĩnh vực đồ họa
Trước khi trở thành một nhà thiết kế đồ họa, bạn cần phải quyết định một số việc. Ví dụ: bạn thích ngành quảng cáo, phát triển trang web, truyền thông đa phương tiện (như ngành công nghiệp truyền hình), in ấn hay hoạt hình? Tất cả các lĩnh vực trên đều cần tới một kiểu thiết kế đồ họa riêng. Hãy tập trung vào lĩnh vực mà bạn thích nhất.
Những phần mềm tiêu chuẩn dùng trong đồ họa là Adobe Photoshop và Adobe Illustrator. (Nếu bạn thật sự muốn đầu tư nghiêm túc, hãy chọn một bộ đầy đủ của Adobe Creative Suite, bao gồm Acrobat, Dreamweaver, Illustrator, Premiere, Photoshop, InDesign và After Effects). Dù cả hai phần mềm đó đều rất dễ sử dụng, chúng cũng có rất nhiều tính năng hay và bạn sẽ phải rất cố gắng để có thể sử dụng thành thạo.
3. Mua sách
Hãy tập trung vào những quyển sách dạy về đồ họa cơ bản, sau đó, hãy học nghiêm túc như lúc bạn học thi. Thay vì giành được điểm tốt, bạn sẽ được theo đuổi ngành mà mình yêu thích.
4. Đăng ký học một lớp thiết kế đồ họa
Bạn sẽ không chỉ thành thạo các phần mềm như Photoshop và Illustrator, bạn còn có thể học được cách dùng những công cụ đó để phát triển nên những thiết kế phù hợp với thị hiếu.
5. Tham gia vào cộng đồng thiết kế
Thực hành tại nhà là một cách tốt và an toàn để học thiết kế căn bản, nhưng sau đó, bạn cần phải mang những tác phẩm của mình ra công chúng để nhận được phản hồi. Ban đầu có thể khó khăn, nhưng hãy gạt cái tôi sang một bên và lắng nghe những ý kiến khác nhau. Kết quả sẽ rất xứng đáng. Hơn nữa, việc nhìn thấy những tác phẩm của người khác cũng rất quan trọng. Nhờ đó, bạn sẽ không bị gò bó vào chỉ một tới hai kiểu thiết kế.
Tham khảo từ Wikihow
Dưới đây là một vài ý tưởng để bạn có thể bước những bước đầu tiên trong sự nghiệp này.
HỌC NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN
1. Chọn lĩnh vực đồ họa
Trước khi trở thành một nhà thiết kế đồ họa, bạn cần phải quyết định một số việc. Ví dụ: bạn thích ngành quảng cáo, phát triển trang web, truyền thông đa phương tiện (như ngành công nghiệp truyền hình), in ấn hay hoạt hình? Tất cả các lĩnh vực trên đều cần tới một kiểu thiết kế đồ họa riêng. Hãy tập trung vào lĩnh vực mà bạn thích nhất.
- Dù thiết kế đồ họa có vai trò quan trọng như nhau, dù là trong lĩnh vực in ấn hay trên mạng, luôn có những yếu tố quan trọng khác nhau về độ phân giải, màu sắc và các yếu tố khác, tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn muốn tập trung vào.
- Tìm hiểu những kiến thức thiết kế cơ bản trên DesignerVN
Những phần mềm tiêu chuẩn dùng trong đồ họa là Adobe Photoshop và Adobe Illustrator. (Nếu bạn thật sự muốn đầu tư nghiêm túc, hãy chọn một bộ đầy đủ của Adobe Creative Suite, bao gồm Acrobat, Dreamweaver, Illustrator, Premiere, Photoshop, InDesign và After Effects). Dù cả hai phần mềm đó đều rất dễ sử dụng, chúng cũng có rất nhiều tính năng hay và bạn sẽ phải rất cố gắng để có thể sử dụng thành thạo.
- Những chương trình này không hề rẻ. Khi bắt đầu, bạn hãy thử dùng qua các phần mềm khác như Gimp, Scribus, Inkscape và Pixlr. Chúng sẽ giúp bạn học những điều cơ bản tới khi bạn đã sẵn sàng bỏ tiền ra mua những phần mềm đồ họa chính thống.
- Một số công cụ thiết kế miễn phí dành cho những người mới
3. Mua sách
Hãy tập trung vào những quyển sách dạy về đồ họa cơ bản, sau đó, hãy học nghiêm túc như lúc bạn học thi. Thay vì giành được điểm tốt, bạn sẽ được theo đuổi ngành mà mình yêu thích.
- Hãy xem qua một số cuốn sách dành cho Designer
4. Đăng ký học một lớp thiết kế đồ họa
Bạn sẽ không chỉ thành thạo các phần mềm như Photoshop và Illustrator, bạn còn có thể học được cách dùng những công cụ đó để phát triển nên những thiết kế phù hợp với thị hiếu.
5. Tham gia vào cộng đồng thiết kế
Thực hành tại nhà là một cách tốt và an toàn để học thiết kế căn bản, nhưng sau đó, bạn cần phải mang những tác phẩm của mình ra công chúng để nhận được phản hồi. Ban đầu có thể khó khăn, nhưng hãy gạt cái tôi sang một bên và lắng nghe những ý kiến khác nhau. Kết quả sẽ rất xứng đáng. Hơn nữa, việc nhìn thấy những tác phẩm của người khác cũng rất quan trọng. Nhờ đó, bạn sẽ không bị gò bó vào chỉ một tới hai kiểu thiết kế.
- Cũng như các ngành nghề kinh doanh, có một mạng lưới là một yếu tố quan trọng đối với thiết kế đồ họa, nhất là khi bạn định làm việc freelance (tự do). Hãy kết bạn, giữ liên lạc, sẵn sàng học hỏi và bạn có thể sẽ nhận được việc làm từ những mối quan hệ.
- Bạn có thể tham gia Group Designer Việt Nam tại đây để cùng trao đổi, hỏi đáp các kiến thức về thiết kế.
Bạn thật sự rất thích thiết kế đồ họa ư? Hãy xem xét việc học lấy bằng. Môi trường học đường có thể rất thú vị, và kết nối với những người cùng ngành luôn là một việc tốt. Hơn hết, rất nhiều người sẽ không nhận một nhà thiết kế đồ họa không có bằng cấp. Hãy xem xét những lựa chọn sau:
- Nếu bạn muốn có một tấm bằng đáng tin nhưng bạn không có nhiều thời gian hay tiền bạc, hãy học lấy bằng cao đẳng đại cương. Bạn có thể nhận bằng sau hai năm học tại các hệ cao đẳng cộng đồng hoặc cộng đồng học tập phi lợi nhuận. Chương trình sẽ tập trung vào các kỹ năng máy tính nhiều hơn là lý thuyết về nghệ thuật, nhưng đây cũng là một sự khởi đầu tốt.
- Nếu bạn muốn sở hữu một tấm bằng uy tín hơn, hãy học lấy bằng cử nhân. Đây là chương trình học 4 năm tại các trường đại học. Ngoài việc được học những kỹ năng vi tính cần thiết, bạn sẽ được đào tạo cả về nghệ thuật và thiết kế.
- Bạn vẫn chưa chắc chắn 100% về việc theo đuổi ngành đồ họa ư? Hãy học lấy bằng Cử nhân khoa học xã hội – B.A, (không phải là bằng cử nhân nghệ thuật – B.F.A). Dù cả hai loại bằng đều rất tốt đối với ngành này, B.A sẽ ít tập trung vào chuyên ngành hơn và bao quát những kiến thức chung hơn B.F.A. Sau này, bạn cũng dễ dàng chuyển ngành hơn nếu bạn muốn theo đuổi lĩnh vực khác.
- Nếu bạn đã có bằng B.A hoặc B.S (bằng cử nhân khoa học tự nhiên), hãy tham gia chương trình đào tạo sau đại học về mảng thiết kế đồ họa. Những chương trình học này sẽ giúp bạn có được chứng chỉ, tín chỉ hoặc bằng cử nhân thứ hai.
- Nếu bạn kiên quyết trở thành một nhà thiết kế đồ họa, hãy lấy bằng tốt nghiệp thạc sỹ. Để có tấm bằng này, bạn sẽ phải lấy được bằng cử nhân trước. Hãy theo học chương trình song song hoặc lấy bằng chuyên ngành thứ hai trong một lĩnh vực có liên quan nếu bạn thích làm tự do.
Tham khảo từ Wikihow