HoangThinh
KOL
Để có bức ảnh phong cảnh đẹp và có tính nghệ thuật, chắc chắn bạn không thể chỉ giơ máy lên và chụp. Những bí quyết chụp ảnh phong cảnh dưới đây là của chuyên gia Darren Rowse, biên tập viên và sáng lập viên của Digital Photography School sẽ giúp bạn khai sáng được các kỹ năng chup ảnh tiềm ẩn của bạn.
1. Tăng tối đa độ sâu trường ảnh
Đôi khi bạn muốn có thêm một chút sáng tạo hơn với độ sâu trường ảnh (Depth of Field -DOF) trong các bức ảnh chụp phong cảnh của bạn – cách giải quyết thông thường là bạn sẽ cố gắng sao cho có càng nhiều thứ trong bức ảnh của bạn được lấy nét thì càng tốt. Cách đơn giản nhất để làm điều này là lựa chọn một thiết lập độ mở ống kính nhỏ (chọn con số lớn, ví dụ f/16, để chọn khẩu độ nhỏ), bởi vì khẩu độ càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh càng lớn.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khẩu độ nhỏ hơn có nghĩa là ít ánh sáng hơn tới được bộ cảm biến của máy ảnh, do đó bạn cần bù sáng cho ảnh bằng cách tăng giá trị ISO hoặc kéo dài tốc độ màn trập, hoặc cả hai.
PS : Tất nhiên có những khi bạn có thể nhận được một số kết quả tuyệt vời với một DOF rất nông trong một bức ảnh phong cảnh. Hãy xem hiệu quả ánh sáng trong bức ảnh trên.
2. Sử dụng Tripod’
Để có một tốc độ màn trập lâu hơn khi bạn cần bù sáng cho khẩu độ nhỏ, bạn sẽ cần phải tìm cách để đảm bảo máy ảnh của bạn là hoàn toàn yên tĩnh trong suốt thời gian phơi sáng. Trong thực tế, ngay cả khi bạn có thể chụp ở tốc độ màn trập nhanh, việc sử dụng chân máy tripod luôn có lợi cho bạn. Ngoài ra, bạn nên xem xét sử dụng dây bấm hoặc thiết bị điều khiển không dây để thực hiện bấm máy từ xa, tăng thêm độ ổn định cho máy.
3. Hãy tìm một điểm nhấn cho ảnh
Tất cả các bức ảnh đều cần có một điểm thu hút người xem và ảnh phong cảnh cũng vậy. Những ảnh phong cảnh mà không có điểm nhấn thì trông sẽ rất trống rỗng, và sẽ khiến người xem ảnh của bạn chỉ xem lướt qua ảnh mà không dừng lại, nghĩa là không có gì thu hút để họ xem kỹ bức ảnh của bạn.
Bạn có thể chọn điểm nhấn cho ảnh từ phong cảnh xung quanh, như một tòa nhà, một cái cây, một tảng đá, những gì mà bạn muốn nhấn mạnh trong bức ảnh của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý xem nên đặt đối tượng lấy nét đó của bạn ở đâu trong ảnh. Nên sử dụng nguyên tắc 1/3 để xác định khuôn hình.
4. Suy nghĩ về tiền cảnh
Một yếu tố có thể giúp tạo sự khác biệt cho bức ảnh của bạn so với những bức ảnh khác, đó là tiền cảnh. Hãy suy nghĩ thật kỹ về tiền cảnh cho bức ảnh của bạn và đặt những điểm thú vị của tiền cảnh vào trong bức ảnh của bạn. Khi làm điều này, bạn sẽ cho người xem thấy một con đường đi vào bức ảnh của bạn, cũng như tạo một cảm giác có chiều sâu cho bức ảnh.
5. Hãy để ý đến bầu trời
Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét trong ảnh phong cảnh, đó là bầu trời.
Hầu hết các ảnh phong cảnh sẽ có một tiền cảnh hoặc một bầu trời chiếm lĩnh phần lớn bức ảnh. Nếu bức ảnh phong cảnh của bạn không có bầu trời hoặc tiền cảnh đẹp thì trông sẽ rất tẻ nhạt.
Nếu bầu trời nhạt nhẽo không có gì nổi bật, hãy đừng để nó choán chỗ quá nhiều trong bức ảnh của bạn. Hãy đặt đường chân trời ở phần 1/3 phía trên bức ảnh, tuy nhiên bạn cũng cần chắc chắn là tiền cảnh của bạn có gì đó thú vị. Nhưng nếu bầu trời có những màu sắc và những đám mây hình dáng độc đáo, hãy để nó lấp lánh trong ảnh bằng cách đặt đường chân trời xuống thấp hơn.
Bạn cũng nên xem xét việc tăng cường vẻ đẹp của bầu trời bằng phần mềm xử lý ảnh, hoặc sử dụng các kính lọc, ví dụ như kính lọc polarizing filter để tăng thêm màu sắc và độ tương phản cho ảnh.
6. Chụp các đường thẳng
Một trong những câu hỏi mà bạn hãy luôn tự hỏi mình khi chụp ảnh phong cảnh, đó là “mình sẽ làm thế nào để thu hút người xem đối với bức ảnh này?”
Có nhiều cách để trả lời câu hỏi này (nhấn mạnh vào tiền cảnh hoặc bầu trời chẳng hạn), trong đó một trong những cách tốt nhất là cho người xem thấy những đường kẻ, những nét thẳng để dẫn họ vào trong bức ảnh.
Các đường thẳng, đường kẻ sẽ cho bức ảnh có chiều sâu, có bề rộng và có một điểm thú vị hấp dẫn mắt người xem và giúp mang lại những đường nét sáng tạo cho bức ảnh của bạn.
7. Chụp chuyển động
Hầu hết mọi người khi nghĩ về ảnh phong cảnh đều nghĩ rằng chúng rất yên tĩnh, thanh bình và thụ động, tuy nhiên các cảnh quan thiên nhiên hiếm khi yên tĩnh hoàn toàn và việc truyền đạt sự chuyển động này vào trong ảnh sẽ giúp tăng thêm sự thú vị, khơi dậy tâm trạng cho người xem và tạo điểm nhấn thu hút người xem.
Các ví dụ về chuyển động: gió trên cây, sóng trên bãi biển, dòng nước chảy qua một thác nước, chim bay trên đầu, những đám mây di chuyển…
Chụp chuyển động thường đồng nghĩa với việc bạn phải để tốc độ màn trập lâu hơn (đôi khi tới một vài giây). Tất nhiên điều này có nghĩa là ánh sáng sẽ đánh vào cảm biến nhiều hơn và bạn sẽ cần phải giảm khẩu độ nhỏ lại, sử dụng một số bộ lọc hoặc thậm chí phải chụp vào đầu giờ sáng hoặc cuối ngày khi cường độ ánh sáng giảm đi.
8. Đừng bỏ qua các yếu tố thời tiết
Một cảnh vật có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào thời tiết tại bất kỳ thời điểm nào. Kết quả là, chọn đúng thời điểm để chụp ảnh là thực sự quan trọng.
Nhiều người mới tập chụp ảnh khi nhìn thấy một ngày nắng đẹp thường nghĩ rằng đó là thời gian tốt nhất để đi ra ngoài với máy ảnh, tuy nhiên một ngày u ám, thậm chí có nhiều dấu hiệu sắp mưa có thể mang tới cho bạn một cơ hội tốt hơn để tạo ra những hình ảnh có tâm trạng và những sắc thái độc đáo. Hãy tìm kiếm những cơn bão, gió, sương mù, những đám mây vần vũ, mặt trời chiếu xuyên qua bầu trời tối, cầu vồng, hoàng hôn và bình minh… và làm việc với các điều kiện thời tiết nhiều biến động ấy thay vì chỉ chờ đợi đến ngày nắng đẹp trời xanh.
9. Chọn “giờ vàng” để chụp
Rất nhiều nhà nhiếp ảnh cho biết kinh nghiệm của họ là không bao giờ chụp ảnh vào ban ngày, mà chỉ chụp lúc bình minh và hoàng hôn – bởi vì đó là khi ánh sáng tốt nhất và phong cảnh trở nên sống động.
Những giờ “vàng” này được xem là tuyệt vời cho chụp phong cảnh vì một số lý do, trong đó có lý do đáng chú ý là: ánh sáng vào những khoảng thời gian này luôn có ánh vàng rất đẹp và phản chiếu vào ảnh rất lung linh. Ngoài ra, khoảng thời gian này cũng rất dễ cho bạn lựa chọn những góc ánh sáng đẹp và tìm ra những phản chiếu của ánh sáng lên cảnh vật xung quanh.
10. Thay đổi góc nhìn khi chụp ảnh
Bạn lái xe dọc theo địa hình để tìm cảnh chụp, đến khi thấy cảnh ưng ý là ra khỏi xe, lấy máy ảnh, bật nó lên, đi bộ đến một điểm nào đó, nâng máy ảnh lên mắt, xoay trái xoay phải một chút, phóng to thu nhỏ một chút, và chụp một vài bức ảnh, sau đó thì lại lên xe để đi tìm điểm chụp tiếp theo.
Chúng ta phần lớn đều làm như vậy khi đi chụp ảnh phong cảnh, tuy nhiên việc này khó mà có thể mang lại những bức ảnh bất ngờ mà ai cũng phải trầm trồ – mà đó mới là điều mà ta đang tìm kiếm.
Hãy chịu khó mất thêm một chút thời gian nữa cho các bức ảnh của bạn – đặc biệt là tìm kiếm một góc ảnh thú vị hơn. Hãy bắt đầu với việc tìm kiếm một vị trí khác để chụp, hay đi lang thang xuống các con đường, các lối mòn, thậm chí là những nơi chưa có lối đi, để tìm những góc chụp mới. Hãy thử tìm cách cúi xuống thấp hơn, hoặc đi lên phía cao hơn để tìm một điểm thuận lợi và chụp.
Khám phá môi trường và thử nghiệm với các điểm chụp khác nhau và bạn sẽ có thể tìm thấy một cái gì đó thật sự độc đáo.
1. Tăng tối đa độ sâu trường ảnh
Đôi khi bạn muốn có thêm một chút sáng tạo hơn với độ sâu trường ảnh (Depth of Field -DOF) trong các bức ảnh chụp phong cảnh của bạn – cách giải quyết thông thường là bạn sẽ cố gắng sao cho có càng nhiều thứ trong bức ảnh của bạn được lấy nét thì càng tốt. Cách đơn giản nhất để làm điều này là lựa chọn một thiết lập độ mở ống kính nhỏ (chọn con số lớn, ví dụ f/16, để chọn khẩu độ nhỏ), bởi vì khẩu độ càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh càng lớn.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khẩu độ nhỏ hơn có nghĩa là ít ánh sáng hơn tới được bộ cảm biến của máy ảnh, do đó bạn cần bù sáng cho ảnh bằng cách tăng giá trị ISO hoặc kéo dài tốc độ màn trập, hoặc cả hai.
PS : Tất nhiên có những khi bạn có thể nhận được một số kết quả tuyệt vời với một DOF rất nông trong một bức ảnh phong cảnh. Hãy xem hiệu quả ánh sáng trong bức ảnh trên.
2. Sử dụng Tripod’
Để có một tốc độ màn trập lâu hơn khi bạn cần bù sáng cho khẩu độ nhỏ, bạn sẽ cần phải tìm cách để đảm bảo máy ảnh của bạn là hoàn toàn yên tĩnh trong suốt thời gian phơi sáng. Trong thực tế, ngay cả khi bạn có thể chụp ở tốc độ màn trập nhanh, việc sử dụng chân máy tripod luôn có lợi cho bạn. Ngoài ra, bạn nên xem xét sử dụng dây bấm hoặc thiết bị điều khiển không dây để thực hiện bấm máy từ xa, tăng thêm độ ổn định cho máy.
3. Hãy tìm một điểm nhấn cho ảnh
Tất cả các bức ảnh đều cần có một điểm thu hút người xem và ảnh phong cảnh cũng vậy. Những ảnh phong cảnh mà không có điểm nhấn thì trông sẽ rất trống rỗng, và sẽ khiến người xem ảnh của bạn chỉ xem lướt qua ảnh mà không dừng lại, nghĩa là không có gì thu hút để họ xem kỹ bức ảnh của bạn.
Bạn có thể chọn điểm nhấn cho ảnh từ phong cảnh xung quanh, như một tòa nhà, một cái cây, một tảng đá, những gì mà bạn muốn nhấn mạnh trong bức ảnh của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý xem nên đặt đối tượng lấy nét đó của bạn ở đâu trong ảnh. Nên sử dụng nguyên tắc 1/3 để xác định khuôn hình.
4. Suy nghĩ về tiền cảnh
Một yếu tố có thể giúp tạo sự khác biệt cho bức ảnh của bạn so với những bức ảnh khác, đó là tiền cảnh. Hãy suy nghĩ thật kỹ về tiền cảnh cho bức ảnh của bạn và đặt những điểm thú vị của tiền cảnh vào trong bức ảnh của bạn. Khi làm điều này, bạn sẽ cho người xem thấy một con đường đi vào bức ảnh của bạn, cũng như tạo một cảm giác có chiều sâu cho bức ảnh.
5. Hãy để ý đến bầu trời
Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét trong ảnh phong cảnh, đó là bầu trời.
Hầu hết các ảnh phong cảnh sẽ có một tiền cảnh hoặc một bầu trời chiếm lĩnh phần lớn bức ảnh. Nếu bức ảnh phong cảnh của bạn không có bầu trời hoặc tiền cảnh đẹp thì trông sẽ rất tẻ nhạt.
Nếu bầu trời nhạt nhẽo không có gì nổi bật, hãy đừng để nó choán chỗ quá nhiều trong bức ảnh của bạn. Hãy đặt đường chân trời ở phần 1/3 phía trên bức ảnh, tuy nhiên bạn cũng cần chắc chắn là tiền cảnh của bạn có gì đó thú vị. Nhưng nếu bầu trời có những màu sắc và những đám mây hình dáng độc đáo, hãy để nó lấp lánh trong ảnh bằng cách đặt đường chân trời xuống thấp hơn.
Bạn cũng nên xem xét việc tăng cường vẻ đẹp của bầu trời bằng phần mềm xử lý ảnh, hoặc sử dụng các kính lọc, ví dụ như kính lọc polarizing filter để tăng thêm màu sắc và độ tương phản cho ảnh.
6. Chụp các đường thẳng
Một trong những câu hỏi mà bạn hãy luôn tự hỏi mình khi chụp ảnh phong cảnh, đó là “mình sẽ làm thế nào để thu hút người xem đối với bức ảnh này?”
Có nhiều cách để trả lời câu hỏi này (nhấn mạnh vào tiền cảnh hoặc bầu trời chẳng hạn), trong đó một trong những cách tốt nhất là cho người xem thấy những đường kẻ, những nét thẳng để dẫn họ vào trong bức ảnh.
Các đường thẳng, đường kẻ sẽ cho bức ảnh có chiều sâu, có bề rộng và có một điểm thú vị hấp dẫn mắt người xem và giúp mang lại những đường nét sáng tạo cho bức ảnh của bạn.
7. Chụp chuyển động
Hầu hết mọi người khi nghĩ về ảnh phong cảnh đều nghĩ rằng chúng rất yên tĩnh, thanh bình và thụ động, tuy nhiên các cảnh quan thiên nhiên hiếm khi yên tĩnh hoàn toàn và việc truyền đạt sự chuyển động này vào trong ảnh sẽ giúp tăng thêm sự thú vị, khơi dậy tâm trạng cho người xem và tạo điểm nhấn thu hút người xem.
Các ví dụ về chuyển động: gió trên cây, sóng trên bãi biển, dòng nước chảy qua một thác nước, chim bay trên đầu, những đám mây di chuyển…
Chụp chuyển động thường đồng nghĩa với việc bạn phải để tốc độ màn trập lâu hơn (đôi khi tới một vài giây). Tất nhiên điều này có nghĩa là ánh sáng sẽ đánh vào cảm biến nhiều hơn và bạn sẽ cần phải giảm khẩu độ nhỏ lại, sử dụng một số bộ lọc hoặc thậm chí phải chụp vào đầu giờ sáng hoặc cuối ngày khi cường độ ánh sáng giảm đi.
8. Đừng bỏ qua các yếu tố thời tiết
Một cảnh vật có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào thời tiết tại bất kỳ thời điểm nào. Kết quả là, chọn đúng thời điểm để chụp ảnh là thực sự quan trọng.
Nhiều người mới tập chụp ảnh khi nhìn thấy một ngày nắng đẹp thường nghĩ rằng đó là thời gian tốt nhất để đi ra ngoài với máy ảnh, tuy nhiên một ngày u ám, thậm chí có nhiều dấu hiệu sắp mưa có thể mang tới cho bạn một cơ hội tốt hơn để tạo ra những hình ảnh có tâm trạng và những sắc thái độc đáo. Hãy tìm kiếm những cơn bão, gió, sương mù, những đám mây vần vũ, mặt trời chiếu xuyên qua bầu trời tối, cầu vồng, hoàng hôn và bình minh… và làm việc với các điều kiện thời tiết nhiều biến động ấy thay vì chỉ chờ đợi đến ngày nắng đẹp trời xanh.
9. Chọn “giờ vàng” để chụp
Rất nhiều nhà nhiếp ảnh cho biết kinh nghiệm của họ là không bao giờ chụp ảnh vào ban ngày, mà chỉ chụp lúc bình minh và hoàng hôn – bởi vì đó là khi ánh sáng tốt nhất và phong cảnh trở nên sống động.
Những giờ “vàng” này được xem là tuyệt vời cho chụp phong cảnh vì một số lý do, trong đó có lý do đáng chú ý là: ánh sáng vào những khoảng thời gian này luôn có ánh vàng rất đẹp và phản chiếu vào ảnh rất lung linh. Ngoài ra, khoảng thời gian này cũng rất dễ cho bạn lựa chọn những góc ánh sáng đẹp và tìm ra những phản chiếu của ánh sáng lên cảnh vật xung quanh.
10. Thay đổi góc nhìn khi chụp ảnh
Bạn lái xe dọc theo địa hình để tìm cảnh chụp, đến khi thấy cảnh ưng ý là ra khỏi xe, lấy máy ảnh, bật nó lên, đi bộ đến một điểm nào đó, nâng máy ảnh lên mắt, xoay trái xoay phải một chút, phóng to thu nhỏ một chút, và chụp một vài bức ảnh, sau đó thì lại lên xe để đi tìm điểm chụp tiếp theo.
Chúng ta phần lớn đều làm như vậy khi đi chụp ảnh phong cảnh, tuy nhiên việc này khó mà có thể mang lại những bức ảnh bất ngờ mà ai cũng phải trầm trồ – mà đó mới là điều mà ta đang tìm kiếm.
Hãy chịu khó mất thêm một chút thời gian nữa cho các bức ảnh của bạn – đặc biệt là tìm kiếm một góc ảnh thú vị hơn. Hãy bắt đầu với việc tìm kiếm một vị trí khác để chụp, hay đi lang thang xuống các con đường, các lối mòn, thậm chí là những nơi chưa có lối đi, để tìm những góc chụp mới. Hãy thử tìm cách cúi xuống thấp hơn, hoặc đi lên phía cao hơn để tìm một điểm thuận lợi và chụp.
Khám phá môi trường và thử nghiệm với các điểm chụp khác nhau và bạn sẽ có thể tìm thấy một cái gì đó thật sự độc đáo.
Nguồn: Tạp chí nhiếp ảnh