HolyHoang
KOL
(Bài giảng của KTS Phạm Xuân Hào và hình ảnh minh hoạ)
1. Luật chia ba
Chia màn ảnh ra làm ba đều nhau theo chiều dọc và chiều ngang. Bốn đường giao nhau tạo thành bốn điểm vàng. Cho đối tượng rơi vào các điểm vàng và nằm trên bốn đường chia này, hình ảnh sẽ thu hút mắt nhìn nhất.
2. Đường dẫn tụ
Những đường thẳng tụ về một điểm giúp hướng ánh mắt người xem vào hình ảnh, tạo chiều sâu không gian, tạo cảm giác có sự vận động, di chuyển, làm tăng sức mạnh thẩm mỹ của hình ảnh.
3. Đường xéo
Đường xéo tạo tính chuyển động mạnh mẽ cho hình ảnh.
4. Đóng khung
Dùng khung tự nhiên như cửa sổ, cửa kính xe hơi… để tạo khung trong khung. Khung vuông hay tròn đều được.
5. Đối tượng tương phản nền
Tạo tương phản giữa đối tượng và nền, vừa tạo chiều sâu vừa giúp người xem định hướng đối tượng trong không gian hình ảnh tốt hơn.
6. Đối tượng trám đầy khung hình
Hãy tiến gần. Theo nhiều lý thuyết mỹ học, kích cỡ đối tượng trong khung hình quyết định trực tiếp sức mạnh thẩm mỹ, (đối tượng) càng lớn tức càng quan trọng. Đây cũng là thứ đầu tiên người xem hay nhìn nhất.
7. Mắt nhân vật nằm trên trục giữa khung hình
Cho cảm giác đôi mắt ấy đang dõi theo người xem.
8. Họa tiết nền đồng bộ trật tự
Con người không thích sự hỗn loạn trong cấu tạo hình ảnh mà dễ dàng bị thu hút bởi các họa tiết nền đồng bộ trật tự. Và cũng dễ bị thu hút nếu trên nền họa tiết đồng bộ ấy xuất hiện một đối tượng phá vỡ sự đồng bộ.
9. Đối xứng
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng mắt người dễ bị thu hút bởi những hình ảnh đối xứng. Em bé sẽ nhìn hình ảnh đối xứng lâu hơn hình ảnh không đối xứng.
Những kỹ thuật trên làm hài lòng mắt người xem một cách tự nhiên theo khoa học thị giác, nhưng nếu tuân thủ nghiêm ngặt ta dễ tạo ra hình ảnh khuôn mẫu, cứng nhắc, nhàm chán. Sự sáng tạo và khéo léo nằm ở việc “bắt chước, chuyển hóa và kết hợp”
1. Luật chia ba
Chia màn ảnh ra làm ba đều nhau theo chiều dọc và chiều ngang. Bốn đường giao nhau tạo thành bốn điểm vàng. Cho đối tượng rơi vào các điểm vàng và nằm trên bốn đường chia này, hình ảnh sẽ thu hút mắt nhìn nhất.
2. Đường dẫn tụ
Những đường thẳng tụ về một điểm giúp hướng ánh mắt người xem vào hình ảnh, tạo chiều sâu không gian, tạo cảm giác có sự vận động, di chuyển, làm tăng sức mạnh thẩm mỹ của hình ảnh.
3. Đường xéo
Đường xéo tạo tính chuyển động mạnh mẽ cho hình ảnh.
4. Đóng khung
Dùng khung tự nhiên như cửa sổ, cửa kính xe hơi… để tạo khung trong khung. Khung vuông hay tròn đều được.
5. Đối tượng tương phản nền
Tạo tương phản giữa đối tượng và nền, vừa tạo chiều sâu vừa giúp người xem định hướng đối tượng trong không gian hình ảnh tốt hơn.
6. Đối tượng trám đầy khung hình
Hãy tiến gần. Theo nhiều lý thuyết mỹ học, kích cỡ đối tượng trong khung hình quyết định trực tiếp sức mạnh thẩm mỹ, (đối tượng) càng lớn tức càng quan trọng. Đây cũng là thứ đầu tiên người xem hay nhìn nhất.
7. Mắt nhân vật nằm trên trục giữa khung hình
Cho cảm giác đôi mắt ấy đang dõi theo người xem.
8. Họa tiết nền đồng bộ trật tự
Con người không thích sự hỗn loạn trong cấu tạo hình ảnh mà dễ dàng bị thu hút bởi các họa tiết nền đồng bộ trật tự. Và cũng dễ bị thu hút nếu trên nền họa tiết đồng bộ ấy xuất hiện một đối tượng phá vỡ sự đồng bộ.
9. Đối xứng
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng mắt người dễ bị thu hút bởi những hình ảnh đối xứng. Em bé sẽ nhìn hình ảnh đối xứng lâu hơn hình ảnh không đối xứng.
Những kỹ thuật trên làm hài lòng mắt người xem một cách tự nhiên theo khoa học thị giác, nhưng nếu tuân thủ nghiêm ngặt ta dễ tạo ra hình ảnh khuôn mẫu, cứng nhắc, nhàm chán. Sự sáng tạo và khéo léo nằm ở việc “bắt chước, chuyển hóa và kết hợp”
Nguồn: Mẫu ảnh