Các phong cách thiết kế luôn được cập nhật và thay đổi liên tục, bạn có thể thấy các nhà thiết kế đang không ngừng sáng tạo để tạo ra các phong cách mới hoặc hồi sinh lại các phong cách củ nhưng với các nâng cấp mới hiện đại hơn để thích nghi với thời gian.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các phong cách thiết kế hiện đại đang được sử dụng rất nhiều trong thời gian gần đây.
Flat Design
Flat Design là phong cách thiết kế đơn giản hóa đi mọi thứ. Phong cách này loại bỏ các yếu tố về chiều sâu, thay vào đó là cố gắng tạo nên ảo giác về chiều sâu của vật thể thông quan cách đổ bóng, sắp xếp kết cấu của các thành phần cấu thành.
Flat Design tập trung vào các yếu tố cơ bản nhất, được thể hiện qua các yếu tố sau: Thể hiện thông điệp dựa trên các icon được thiết kế tối giản nhất, số lượng màu sắc sử dụng không quá nhiều, màu sắc tập trung vào độ tươi sáng và rất phù hợp cho trải nghiệm người dùng trên các màn hình độ phân giải thấp.
Ngày nay bạn có thể thấy phong cách Flat Design đang chiếm lĩnh trong các thiết kế UI và trong các minh họa, banner, tờ rơi mang phong cách đơn giản nhưng rất hiện đại.
Material Design
Material Design là một phong cách thiết kế mới được Google giới thiệu cùng lúc với phiên bản Android 5.0 Lollipop.
Phong cách thiết kế Material Design nhắm đến những đường nét đơn giản, sử dụng nhiều mảng màu đậm nổi bật, các đối tượng đồ họa trong giao diện dường như: “trôi nổi” lên. Ngoài ra, nó còn bao gồm cả những hiệu ứng chuyển động tự nhiên khi các nút, menu hiện diện trên màn hình. Tất cả đều nhằm mang lại cho người dùng trải nghiệm mới mẻ hơn, thú vị hơn và gần giống đời thực hơn.
Fluent Design
Fluent Design là câu trả lời của Microsoft dành cho Material Design của Google, và đây cũng là lần đầu tiên hãng giới thiệu ngôn ngữ thiết kế theo một cách rất nghiêm túc, rất trang trọng, thể hiện quyết tâm của công ty trong việc thay đổi sản phẩm chủ lực được hàng trăm triệu người sử dụng.
Fluent Design mang lại một phong cách thiết kế hiện đại nhưng có phần bỏng bẩy và mang phong cách hiện đại bởi phong cách này rất chú trọng vào Light (ánh sáng), depth (chiều sâu), motion (các chuyển động).
Holographic
Holographic (hay Hologram) là thuật ngữ dùng để chỉ một bề mặt 2D, nhưng nhờ sự kết hợp giữa các dải màu sắc mà lại mang cảm giác có chiều sâu như 3D. Hologram có sử dụng một số dải màu phổ biến của phong cách metallic (màu kim loại) hay sequin (ánh kim) nhưng thật sự thì tất cả đều có sự khác biệt. Metallic hay sequin thì đều chỉ có một màu sắc. Nhưng điểm thú vị của hologram chính là có khả năng hiển thị khác nhau với những góc nhìn khác nhau.
Sự nổi dậy của xu hướng màu sắc Gradient với các chuyển tiếp màu sắc sáng tạo và linh hoạt khiến cho phong cách Holographic trở nên bùm nổ trong những năm gần đây. Công nghệ 3D holographic ngày càng được áp dụng nhiều vào các lĩnh vực quảng cáo, truyền thông và thời trang. Nhiều hãng công nghệ cũng đang lên kế hoạch ứng dụng công nghệ này vào phát triển màn hình cho các thiết bị điện tử. Phong cách này mang trong mình sự tối giản, hiện đại.
Minimalist
Dưới góc độ thiết kế, Minimalist - phong cách thiết kế tối giản tập trung vào tính năng của sản phẩm. Không thừa thãi, mọi thành tố, từ các hình khối, bảng màu, cho tới typography đều cần thiết. Những hình khối, đường nét đơn giản bao giờ cũng nổi bật hơn so với những họa tiết phức tạp. Chính vì vậy, sự đơn giản có giá trị hơn tất thẩy mọi điều khác.
Chủ nghĩa tối giản lên ngôi và trở thành trào lưu mới trong kỷ nguyên hiện đại, chính bởi mắt và não của con người chỉ dành một sự chú ý hữu hạn cho các bản thiết kế. Vì sự chú ý hữu hạn, chỉ một số nhỏ những thiết kế nổi bật nhất mới thu hút được ánh mắt từ người xem.
Điều này khiến chủ nghĩa tối giản có thể vươn vai tới mọi lĩnh vực trong đời sống: từ ứng dụng, logo, ấn phẩm in ấn cho tới các thiết kế bao bì sản phẩm, chẳng thiết kế nào mà không được hưởng lợi từ trào lưu này.
Phần kết
Nhìn chung các phong cách thiết kế đều có thể hỗ trợ tốt cho nhau, bạn có thể vận dụng sáng tạo và kết hợp nhiều yếu tố lại với nhau để tạo ra một phong cách mới mẻ và hiện đại hơn.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các phong cách thiết kế hiện đại đang được sử dụng rất nhiều trong thời gian gần đây.
Flat Design
Flat Design là phong cách thiết kế đơn giản hóa đi mọi thứ. Phong cách này loại bỏ các yếu tố về chiều sâu, thay vào đó là cố gắng tạo nên ảo giác về chiều sâu của vật thể thông quan cách đổ bóng, sắp xếp kết cấu của các thành phần cấu thành.
Flat Design tập trung vào các yếu tố cơ bản nhất, được thể hiện qua các yếu tố sau: Thể hiện thông điệp dựa trên các icon được thiết kế tối giản nhất, số lượng màu sắc sử dụng không quá nhiều, màu sắc tập trung vào độ tươi sáng và rất phù hợp cho trải nghiệm người dùng trên các màn hình độ phân giải thấp.
Minh họa: Team Oreo
Ngày nay bạn có thể thấy phong cách Flat Design đang chiếm lĩnh trong các thiết kế UI và trong các minh họa, banner, tờ rơi mang phong cách đơn giản nhưng rất hiện đại.
Material Design
Material Design là một phong cách thiết kế mới được Google giới thiệu cùng lúc với phiên bản Android 5.0 Lollipop.
Thiết kế: Ghani Pradita
Phong cách thiết kế Material Design nhắm đến những đường nét đơn giản, sử dụng nhiều mảng màu đậm nổi bật, các đối tượng đồ họa trong giao diện dường như: “trôi nổi” lên. Ngoài ra, nó còn bao gồm cả những hiệu ứng chuyển động tự nhiên khi các nút, menu hiện diện trên màn hình. Tất cả đều nhằm mang lại cho người dùng trải nghiệm mới mẻ hơn, thú vị hơn và gần giống đời thực hơn.
Fluent Design
Fluent Design là câu trả lời của Microsoft dành cho Material Design của Google, và đây cũng là lần đầu tiên hãng giới thiệu ngôn ngữ thiết kế theo một cách rất nghiêm túc, rất trang trọng, thể hiện quyết tâm của công ty trong việc thay đổi sản phẩm chủ lực được hàng trăm triệu người sử dụng.
Thiết kế: Ishtiaq Khan Parag
Fluent Design mang lại một phong cách thiết kế hiện đại nhưng có phần bỏng bẩy và mang phong cách hiện đại bởi phong cách này rất chú trọng vào Light (ánh sáng), depth (chiều sâu), motion (các chuyển động).
Holographic
Holographic (hay Hologram) là thuật ngữ dùng để chỉ một bề mặt 2D, nhưng nhờ sự kết hợp giữa các dải màu sắc mà lại mang cảm giác có chiều sâu như 3D. Hologram có sử dụng một số dải màu phổ biến của phong cách metallic (màu kim loại) hay sequin (ánh kim) nhưng thật sự thì tất cả đều có sự khác biệt. Metallic hay sequin thì đều chỉ có một màu sắc. Nhưng điểm thú vị của hologram chính là có khả năng hiển thị khác nhau với những góc nhìn khác nhau.
Sự nổi dậy của xu hướng màu sắc Gradient với các chuyển tiếp màu sắc sáng tạo và linh hoạt khiến cho phong cách Holographic trở nên bùm nổ trong những năm gần đây. Công nghệ 3D holographic ngày càng được áp dụng nhiều vào các lĩnh vực quảng cáo, truyền thông và thời trang. Nhiều hãng công nghệ cũng đang lên kế hoạch ứng dụng công nghệ này vào phát triển màn hình cho các thiết bị điện tử. Phong cách này mang trong mình sự tối giản, hiện đại.
Minimalist
Dưới góc độ thiết kế, Minimalist - phong cách thiết kế tối giản tập trung vào tính năng của sản phẩm. Không thừa thãi, mọi thành tố, từ các hình khối, bảng màu, cho tới typography đều cần thiết. Những hình khối, đường nét đơn giản bao giờ cũng nổi bật hơn so với những họa tiết phức tạp. Chính vì vậy, sự đơn giản có giá trị hơn tất thẩy mọi điều khác.
Chủ nghĩa tối giản lên ngôi và trở thành trào lưu mới trong kỷ nguyên hiện đại, chính bởi mắt và não của con người chỉ dành một sự chú ý hữu hạn cho các bản thiết kế. Vì sự chú ý hữu hạn, chỉ một số nhỏ những thiết kế nổi bật nhất mới thu hút được ánh mắt từ người xem.
Điều này khiến chủ nghĩa tối giản có thể vươn vai tới mọi lĩnh vực trong đời sống: từ ứng dụng, logo, ấn phẩm in ấn cho tới các thiết kế bao bì sản phẩm, chẳng thiết kế nào mà không được hưởng lợi từ trào lưu này.
Phần kết
Nhìn chung các phong cách thiết kế đều có thể hỗ trợ tốt cho nhau, bạn có thể vận dụng sáng tạo và kết hợp nhiều yếu tố lại với nhau để tạo ra một phong cách mới mẻ và hiện đại hơn.